Trend cloud hóa là gì, xu hướng đưa lên cloud nghĩa là như thế nào

Chào các bác, bây giờ đi đâu em cũng nghe văng vẳng bên tai “Đưa lên cloud”, vậy xu hướng cloud hiện nay là gì?

Theo như flow lập trình truyền thống thì muốn xây dựng một app thì cài hệ quản trị CSDL vào máy tính, lấy username, password config connectionString cho project code phía server ASP.NET, ExpressJS, Spring boot, laravel, … Tất cả chạy localhost (nếu đông người thì mở port public server trong mạng LAN) test OK hết thì build, build xong nén lại rồi tìm app có hỗ trợ FTP như filezilla up load lên VPS, VPS lại giải nén ra tại folder của webserver. VPS thì qua Mắt Bão, BKHost, BKNS, … làm hợp đồng hoặc thuê host bên AWS, azure, …

:one: Vậy cho em hỏi hệ thống bây giờ đã có domain, đã đưa lên internet rồi, user truy cập chỉ cần tìm một app client như desktop app, mobile app, dùng browser bất kỳ mở web, thậm chí là dùng smart watch, từ nhân viên cho đến ban lãnh đạo chỉ cần dùng account login vào hệ thống là dùng được. Như vậy có được gọi là “đưa lên cloud”, hay cloud hóa, chuyển đổi số, … chưa ạ?


:two: Em thấy Spring boot cũng có dịch vụ cloud, các nền tảng ERP như Oracle, SAP cũng tới tấp quảng cáo cloud, cloud ở đây là họ đang cung cấp giải pháp gì hay đang bán gì vậy? (Đừng bắt em đọc docs ạ, nếu đọc docs hiểu em đã không lên đây hỏi :sob: :sob:)


:three: Hay là cloud nghĩa là mô hình giống như MongoDB, wordpress, … đang làm? tức wordpress là mã nguồn mở, ai không thích code, không biết devOps để deploy web tốn thời gian nên trả tiền cho wordpress, để họ tự config, tự gắn domain, 5 phút là có ngay website. MongoDB cũng open source, ai thích tự triển khai db thì tự config, muốn nhanh thì thuê bên MongoDB, click vài cái là có username, password cho team backend?


:four: Hay chỉ cần hiểu đơn giản cái gì đưa lên internet được thì gọi là cloud? nhưng từ mấy chục năm trước đã có nhiều hệ thống vận hành trên internet rồi mà, hay ngày xưa doanh nghiệp sử dụng MS access, excel, … toàn chạy local?


CHÚC CẢ NHÀ TRUNG THU VUI VẺ :flashlight: :flashlight: :flashlight: :flashlight:

1 Like

bạn cần search định nghĩa cloud (computing) là gì

1 Like

vậy phải tìm được định nghĩa trước cái cloud là gì , sau đó định nghĩa việc đưa lên cloud là gì , mấy cái này gg có mà bạn

à mà nếu bạn nói là người ta nói, người ta bảo, em thấy, thì tốt nhất có link mà chỉ ra cái người ta nói, để người đọc họ biết là cái ý người ta nói kia nó là gì, vì cái ngữ cảnh hoặc từ ngữ bạn diễn tả lại nó ko đúng ý mà người ta nói thì sao

4 Likes

Cloud là gì? Cloud là máy tính của thằng khác. Vậy thôi :smiley:

Vậy thì trả lời các câu hỏi còn lại được rồi

2 Likes

Tất cả là do đội ngũ marketing, báo chí làm truyền thông dữ quá.

Trung thu mà tràn ngập CLOUD thế này thì có đâu vầng trăng sáng để ngắm đây?

Mấy thành viên hăng hái mách: SEARCH đi, GOOGLE đi nhưng thành thạo tìm kiếm chỉ mang lại THÔNG TIN thôi. Thông tin (đại trà) tràn ngập, dễ kiếm và (hầu như) miễn phí. Có kiến thức hay cao hơn là sự thấu hiểu mới khó, mới hiếm.

Cloud Computing có cả mấy thập niên lịch sử sống động, đã và đang thay đổi mạnh mẽ nền kinh tế nói chung và ngành IT nói riêng. Nhưng đó là chuyện ở những nơi khác, những nơi có nền kinh tế phát triển ở một tầm cao khác …

Đến Việt Nam thì:

“Cloud là máy tính của thằng khác”.

Cloud là “do đội ngũ marketing, báo chí làm truyền thông dữ quá.”

“Hay chỉ cần hiểu đơn giản cái gì đưa lên internet được thì gọi là cloud”

Ha ha!!!

Ở Mỹ chẳng hạn, “Cloud Computing là gì” đã được mổ xẻ, tranh luận kỹ càng và đa chiều từ hơn 10 năm trước rồi. Tất nhiên, theo chiều hướng vận động và phát triển của sự vật, nội hàm của Cloud Computing không bất biến…

Mỹ vẫn xứng đáng là đầu tàu kinh tế thế giới, là nước định hình và tạo dựng tương lai công nghệ. Đâu chỉ là CNTT, là Cloud Computing, … còn rất nhiều thứ khác…

Cụ thể hơn, thị trường Cloud Computing là cuộc đua tam mã: AWS, Microsoft, Google. Google có vẻ hơi đuối. Nếu Microsoft vượt AWS thì cũng đừng ngạc nhiên.

VMware, SAP, Oracle, và cả IBM vừa chậm chân, vừa loay hoay đuổi theo, trong khi “03 kẻ dẫn đầu” đã bỏ xa, cho những kẻ tụt lại hít khói từ lâu.

Sao không thấy Alibaba Cloud và Tencent Cloud đẩy mạnh quảng bá ở Việt Nam nhỉ? Để 02 cái tên này xuất hiện trong mấy quảng cáo tuyển dụng ở nước Việt. Hàng Tàu vẫn ngon hơn (khối) hàng Việt Nam “chất lượng cao”.

3 Likes

Xu hướng Cloud là 1 xu hướng khá thịnh hành và nó đẻ ra rất nhiều thứ như SaaS,PaaS, điện toán phi tập trung, lưu trữ đám mây kiểu đối tượng …
Các bạn k biết thế nào chứ mình thấy đám mây có rất nhiều cái hay và đang thay đổi thế giới.Tiện lợi và dễ mở rộng …
Một số dịch vụ Cloud yêu thích của mình : Heroku,Gitpod,Vultr,B2 Cloud…
Chúc vui vẻ !

3 Likes

Bạn có thể triển khai, scale rộng tùy ý, nhưng bản chất của cloud computing vẫn là đi vay mượn tài nguyên sẵn có mà không cần thao tác trực tiếp hoặc tài nguyên phải có mặt về mặt vật lý với user.

Bạn có vấn đề gì với quan điểm này, hay chỉ muốn quote bâng quơ để nâng cao quan điểm “về VN thì thế này” của bạn? Mình sẵn sàng nghe.

Tàu nhanh quá, 1 phút cũng không ổn.

Được gọi là cloud rồi, nhưng cloud nhà trồng, cây nhà lá vườn.

Bán dịch vụ All in one, suport tận răng. Trả tiền sẽ được họ setup và vận hành cở sở hạ tầng.

Đúng luôn.

Đúng 90%

1 Like

Hiện tại ở VN đa phần triên khai cloud là SAAS thôi.

Nó là cloud (SAAS) đấy.

5 Likes

Cảm ơn bác nguyenhuuca, Kulteam đã cho keyword: IaaS, PaaS, SaaS, …

Em đã đọc 2 bài viết giải thích 3 thuật ngữ này từ năm 2018 của anh @Huy_Hoang_Pham nhưng không hiểu rõ (thậm chỉ đã sử dụng dịch vụ của AWS, azure rồi) nhưng đến bây giờ mới hiểu tường tận hơn.


1 Like

Tôi quay lại đây thì thấy chủ đề đã có Solution của nguyenhuuca. Thật thế không?

Chỉ dựa vào sơ đồ nguyenhuuca đưa lên và mấy thuật ngữ như IaaS, PaaS, SaaS … dehela đã khẳng định là “hiểu tường tận hơn” về Cloud Computing!? Rồi dehela còn link thêm mấy bài của Hoàng Code Dạo. Tôi hoài nghi đấy. dehela có thực sự hiểu và tự trả lời được mấy vấn đề chính dehela đưa ra đầu chủ đề chưa?

Kulteam rất hồn nhiên “Xu hướng Cloud là 1 xu hướng khá thịnh hành và nó ĐẺ RA RẤT NHIỀU THỨ như SaaS,PaaS, điện toán phi tập trung, lưu trữ đám mây kiểu đối tượng”. Cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào là gốc, cái nào là ngọn, Kulteam còn không phân biệt được.

interloper thì cự nự “Bạn có thể triển khai, scale rộng tùy ý, nhưng bản chất của cloud computing vẫn là đi VAY MƯỢN tài nguyên sẵn có mà không cần THAO TÁC TRỰC TIẾP hoặc tài nguyên phải có mặt VỀ MẶT VẬT LÝ với user.”

Có chắc interloper hiểu các từ ngữ chính interloper dùng không? Tôi thì không hiểu.

Ví dụ: Cái gì mà “VAY MƯỢN”. Đã vay hay mượn thì phải trả lại. Cloud computing là dịch vụ, tôi trả tiền tôi dùng. Định nghĩa thế này thì “bán hàng” sao được, “có khách” dùng Cloud sao được.

Tóm lại, chủ đề này vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng nào về Cloud Computing được đưa ra cả. E rằng nhiều thành viên tưởng rằng mình hiểu nhưng thực ra vẫn rất mơ hồ.

Mình thì nghĩ rất đơn giản về cloud computing sau khi ngó qua một số ví dụ (dịch vụ) trên mạng: Cloud computing thực chất là “thuê” tài nguyên tính toán (CPU, GPU, RAM, thời gian chạy,… cố định hoặc linh động thế nào đó) của người ta dưới các hình thức khác nhau (Serverless function, IaaS, PaaS, SaaS, VPS,…) :kissing:. Mình không có kiến thức chuyên sâu nên nghĩ thế

Sorry vì tớ trả lời muộn nhé! Tớ đã định trả lời cậu từ Trung thu, cơ mà không kiếm đâu ra thời gian để viết câu trả lời tử tế.
Về câu hỏi của cậu, tớ sẽ cố trả lời trong phạm vi kỹ thuật thuần túy. Tớ sẽ hạn chế đưa ra các khái niệm cơ bản, chẳng hạn về cloud, vì cậu nên dễ dàng google nó. Thay vào đó, tớ sẽ trả lời các câu hỏi mà cậu đưa ra, và giải thích rõ hơn về lý do sao cloud lại được sử dụng.


Trước tiên, tớ có thể thấy nhiều bạn đề cập tới việc cloud tương đồng với thuê máy tính của người khác. “Dịch vụ cloud” thực ra không đơn thuần là “thuê máy tính người khác” để làm.
Khi cậu mua máy tính, hay thuê VPS, thông thường cậu là người phải tự tay setup:

  • Security measurement. Tường lửa, các biện pháp chống các cuộc tấn công từ hacker phổ biến như chống DDoS…, thiết lập network cho toàn bộ hệ thống… đều phải được cài đặt bởi cậu.
  • Tự cài đặt các phương pháp để đảm bảo availability của hệ thống. Nếu cậu có 1 hệ thống yêu cầu availability cao (99.99% chẳng hạn), cậu phải tự cài đặt các phương pháp để scale hệ thống, deploy trên nhiều data center, nhiều quốc gia, tự cài đặt load balancer,… Tất cả chỉ để đảm bảo hệ thống có availability cao.
  • Các giải pháp quan sát hệ thống cũng phải được tự cài đặt. Monitoring dashboard, log collection, alert notification,… đều phải tự cài đặt from scratch.
  • Etc.

Có rất nhiều công việc cậu phải tự làm nếu cậu cần build 1 hệ thống có yêu cầu rất cao. Mấy ví dụ kể trên chỉ cho cậu thấy rằng, thực tế nó tốn kém như thế nào nếu cậu tự làm bằng tay cho tất cả các đầu việc đó. Cậu cũng phải có chuyên gia hiểu tất cả best practice để hoàn thành việc đó luôn.

Cloud thực tế đưa ra dịch vụ giải quyết tất cả những điều này. Cậu không chỉ “thuê server”, cậu sử dụng luôn toàn bộ các giải pháp cho các vấn đề kể trên, bao gồm cả chi phí vận hành cho tất cả các giải pháp. Chi phí cho việc sử dụng cloud, so với chi phí cậu làm tất cả mọi thứ, và phải tự lo vận hành tất cả, chắc chắn sẽ thấp hơn rất nhiều. Đó là điểm khác biệt so với việc thuê server thuần túy.
Ngoài ra, trên cloud platform cậu có rất nhiều các giải pháp mà chỉ có trên cloud (hoặc rất khó để tự cài đặt) cậu mới có (như serverless, CDN, etc.).

Từ đặc điểm đó, tớ nghĩ cậu có thể tự giải thích được tại sao mọi người lại cân nhắc dùng cloud nhiều thế. Với các business nhỏ và vừa, họ nên tập trung vào business hệ thống hơn là tốn chi phí cho việc maintain infrastructure. Với các business lớn, họ thường vận hành hệ thống private cloud riêng của họ, nơi cung cấp giải pháp infra cho toàn bộ tổ chức, và để các tổ chức nhỏ hơn tập trung vào business hệ thống.


Giờ, tớ sẽ trả lời các câu hỏi của cậu.

Vậy cho em hỏi hệ thống bây giờ đã có domain, đã đưa lên internet rồi, user truy cập chỉ cần tìm một app client như desktop app, mobile app, dùng browser bất kỳ mở web, thậm chí là dùng smart watch, từ nhân viên cho đến ban lãnh đạo chỉ cần dùng account login vào hệ thống là dùng được. Như vậy có được gọi là “đưa lên cloud”, hay cloud hóa, chuyển đổi số, … chưa ạ?

Tớ không nghĩ việc đề cập 1 hệ thống “online” được là hệ thống đã được “đưa lên cloud”, “chuyển đổi số” đâu :smile: Cậu hoàn toàn có thể tự mua server về hay thuê VPS để deploy hệ thống mà :smile:

Cậu chỉ có thể gọi hệ thống của cậu được “đưa lên cloud” khi:

  • Hệ thống của cậu được triển khai trên một trong các dịch vụ public cloud. Tớ nghĩ cậu đã biết các dịch vụ public cloud nổi tiếng rồi.
  • Hệ thống của cậu được triển khai trên private cloud.

Điểm phân biệt nằm ở hạ tầng mà cậu sử dụng, hơn là việc cậu có đưa thứ gì đó lên internet hay không.

:two: Em thấy Spring boot cũng có dịch vụ cloud, các nền tảng ERP như Oracle, SAP cũng tới tấp quảng cáo cloud, cloud ở đây là họ đang cung cấp giải pháp gì hay đang bán gì vậy? (Đừng bắt em đọc docs ạ, nếu đọc docs hiểu em đã không lên đây hỏi :sob: :sob:)

Oh, cậu thực ra nên đọc doc của họ :smile: Đó là cách dễ nhất để cậu hiểu chính xác họ đang làm gì :smile:
Oracle, SAP,… có hệ thống cloud của riêng họ, và tớ nghĩ họ muốn bán các giải pháp về cloud đó, tương tự như Azure, AWS, GCP.
Về Spring boot, tớ nghĩ cậu confuse giữa Spring cloud framework (support để tạo ra cloud native app) với khái niệm cloud in general.

Hay là cloud nghĩa là mô hình giống như MongoDB, wordpress, … đang làm? tức wordpress là mã nguồn mở, ai không thích code, không biết devOps để deploy web tốn thời gian nên trả tiền cho wordpress, để họ tự config, tự gắn domain, 5 phút là có ngay website. MongoDB cũng open source, ai thích tự triển khai db thì tự config, muốn nhanh thì thuê bên MongoDB, click vài cái là có username, password cho team backend?

MongoDB có cloud service. Tớ đoán cậu đang đề cập tới nó. Nếu cậu đề cập tới việc download MongoDB về server của cậu, đó không phải cloud :smile:
WordPress không phải cloud-base system đâu cậu. Tất nhiên cậu có thể deploy WordPress website của cậu lên cloud, nhưng WordPress cơ bản không liên quan tới cloud.

Hay chỉ cần hiểu đơn giản cái gì đưa lên internet được thì gọi là cloud? nhưng từ mấy chục năm trước đã có nhiều hệ thống vận hành trên internet rồi mà, hay ngày xưa doanh nghiệp sử dụng MS access, excel, … toàn chạy local?

Nope. Không phải thứ gì được đưa lên internet cũng được gọi là đưa lên cloud. Và đúng là excel được chạy trên local trước kia :smile:
Cloud không phải khái niệm mới đâu. Khoảng chục năm trước, có một công ty diệt Virus ở Việt Nam từng “nổ” họ sử dụng “công nghệ điện toán đám mây” cho phần mềm diệt virus của họ rồi. Cơ mà tại thời điểm gần đây, các cloud service provider mới thực sự trưởng thành, và lợi ích của nó cho business là không thể chối bỏ, nên mọi người mới sử dụng công nghệ này. Đó chắc chắn không phải sản phẩm phóng đại của truyền thông đâu :smile:

Hope it helps!

8 Likes

Không biết ở Việt Nam có doanh nghiệp nào triển khai dịch vụ PaaS chưa nhỉ?

Nhiều chứ. Nhưng họ triển khai phục vụ chính cho các đơn vị trong cùng tập đoàn/ tổng công ty là chủ yếu. Bán dịch vụ ra bên ngoài ít hơn, và hơn nữa giờ đây Platform nên hiểu như thế nào? Một công ty vận hành data center cho thuê thì có được xem là nhà cung cấp điện toán đám mây hay không vì trong data center ấy có đủ thứ.

Vì việc tính toán chi phí khi dùng Cloud là quá rắc rối, sau một thời gian hào hứng với Cloud thuê ngoài, giờ nhiều đơn vị đã rời bỏ cloud bởi nhiều lý do, trong đó nổi lên tính chất phức tạp của cloud + chi phí tổng cao hơn họ nghĩ ban đầu, đặc biệt là thiếu hụt nhân lực am hiểu về cloud để vận hành tốt, nếu có thì thuê nhân lực này cũng có giá trên trời, trong khi đó doanh nghiệp đơn giản là cần những cái server, và đội ngũ phát triển của họ tự biết làm gì với server. Thuê server đơn thuần ở data center tốt hơn thuê cloud, lý do rất đơn giản nếu thuê cloud phải đi học/ tự đào tạo về cloud tốn mớ tiền chỉ để học mấy cái lạ lẫm mà không áp dụng được nếu chuyển sang nhà cung cấp cloud khác.

2 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?