Tìm những câu ca dao tục ngữ của việt nam có ứng dụng của giải tích

Chào các anh chị, em là sinh viên năm nhất và đang học môn Giải tích 1
Các anh chị có thể chia sẻ cho em những câu ca dao tục ngữ của việt nam có ứng dụng của giải tích không ạ ?
Em xin cảm ơn ạ.

1 Like

Vẫn chưa hiểu câu hỏi của bạn lắm. Có phải ý bạn hỏi là liệt kê một số ca dao tục ngữ liên quan đến chữ số không? Tôi có thể nhớ một số câu như sau:

  1. Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
  2. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
  3. Một câu nhịn, chín câu lành.
  4. Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy.
  5. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
  6. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Bạn hãy lên Google search câu ca dao tục ngữ rồi sau đó tìm kiếm (Ctrl + F) xem câu nào có sử dụng chữ số thôi. Keyword: “Tuyển tập các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam”

dạ ý của em là những câu ca dao có nhắc đến ứng dụng của giải tích liên quan đến đạo hàm, giới hạn, tích phân
lấy ví dụ câu " có công mài sắt có ngày nên kim"; nghĩa là khi bạn mài cây sắt thì giới hạn khi số ngày tiến ra vô cùng của cây sắt sẽ là cây kim (lim(ngày–> vô cùng) cây sắt= cây kim )
Nó kiểu vậy đó ạ, em giải thích có hơi khó hiểu một chút mong anh hiểu được ý em và nếu anh có biết những câu nào tương tự như vậy thì mong anh có thể giúp em với ạ
Em xin cảm ơn

2 Likes
  1. Nước chảy đá mòn. Nước -> vô cùng, đá = 0

  2. Còn răng nào cào răng ấy. Còn khả năng đến đâu thì làm đến đấy. Răng -> tiến về 0
    Còn nước còn tát.

  3. Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn,
    Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.


Không liên quan giải tích nhưng mình có câu liên quan xác suất, thống kê:

  • Đi đêm có ngày gặp ma, chơi dao có ngày đứt tay.
    => Không gian mẫu càng lớn thì khả năng xảy ra sự kiện càng chính xác và càng cao.
  • Cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra, giấy không gói được lửa/thua keo này, bày keo khác.
    => Câu này không biết giải thích sao nhưng vẫn liên quan xác suất :v

Tích tiểu thành đại, kiến tha lâu cũng đầy tổ, góp gió thành bão, năng nhặt chặt bị (cấp số cộng, cấp số nhân, cộng hưởng, … )

3 Likes

Cái này là bài tập môn hay là bạn tự nghĩ ra để thêm vào bài thuyết trình,… chẳng hạn.

Hay quá :hugs: :hugs:

bài thầy mình giao về tìm hiệu ạ

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?