Cái này đã làm nhiều bạn Gen Z hiểu nhầm thành “phải ra trung tâm nào đó để… học thêm” <= nhầm lẫn rất tai hại.
Trung tâm đạo tạo CNTT là một từ rất chung chung. Mấy chỗ quảng cáo rùm beng thì đâu có phải nơi để học. Những nơi này nhìn vào đó thấy đào tạo kiểu dành cho trẻ con, nói là “tầm chương trích cú” hơi có vẻ bôi bác họ. Nhưng sự thật họ chỉ hướng dẫn các mẹo mực, các thứ dạng mì ăn liền… chủ yếu hoặc tập trung vào các thứ quá căn bản, chỉ cần đọc 1-2 sách, kiên nhẫn ngồi trước máy tính là làm được,
Cũng khó trách được họ, dạy có tròm trèm 1 năm và người học không phải là những người ở tuổi ăn học mà ở tuổi lơ lửng, đang thất nghiệp, mông lung… vào lớp học như một cách né tránh thực tế cuộc sống khắc nghiệt => học hành gì tầm này?
Những trung tâm này cũng hoặc chỉ tập trung vào những thứ “trên ngọn” như dùng tool, lắp ghép framework mà không có ý niệm gì về thiết kế, giải thuật.
Làm việc CNTT là dạng lao động trí óc thì sao có thể áp dụng kiểu đó được? Critical Thinking ở đâu để mà xoay vấn đề, để làm tốt hơn ở những đoạn code, vòng lặp hay cài đặt chức năng phần mềm?
Ngay cả những người thợ lành nghề cũng không nên học cách đó, rất nông cạn, hời hợt và thiếu tính tự giác, động lực nội tại không có. Đó chỉ nên là cách dành cho lao động phổ thông, trình độ thấp, lao động hình thức giản đơn đào tào ngắn hạn và cần làm như con vẹt, kiểu lao động giá rẻ khi chưa kịp đầu tư máy móc.
Chỉ có bấy nhiêu về các trung tâm đào tạo nhanh nhan nhản, ngay cả các trường nâng cấp đại học nghe sang mà không hiểu được thực tế, e rằng rất đông học viên ném tiền qua cửa sổ và tự an ủi rằng mình có lẽ không có duyên với CNTT.
Những ai tới những nơi đó học chứng tỏ họ đang thiếu tự tin, không biết tự học, không biết làm gì với vốn kiến thức, kỹ năng mà họ đang có.
Có thể hiểu điều này (tuy có vẻ hồ đồ, nhưng có căn cứ khi phỏng vấn vài chục người) là vì thời còn là học sinh phổ thông, những bợm này toàn bị cha mẹ chở tới các lớp học thêm và đưa đi đón về như những con gà công nghiệp, thú cưng.
Trong khi đó, đám gà rừng tự học được, ngày này đi chơi đá banh (nam), thể thao, game các kiểu, đi bát phố, ăn vặt, nhảy nhót (nữ), đám gà rừng này hầu như chưa từng tới lớp học thêm nào nhưng càng ngày học càng tấn tới, lên đại học thì cho bọn gà công nghiệp… ngửi khói.
Tất nhiên một người tốt nghiệp đại học, ra trường đi làm như 1 kỹ sư thực thụ thì vẫn phải học thêm, nhưng chữ “thêm” này cần được hiểu lifelong learning, học nâng cao, làm mới kiến thức theo thời đại. Kiểu học này khác xa kiểu “học đối phó” của thời học sinh tới lớp để được mớm bài vở, được thầy cô nâng đỡ điểm, tránh bị trù dập.
Học thêm nâng cao hoặc bồi bổ kiến thức để thăng tiến khác xa với việc một người lơ ngơ đăng ký học lập trình khóa ngắn hạn ở trung tâm để học mấy cái thứ mà có thể tự học một cách đơn giản, trong tầm tay. Khác là như thế nào? Khác ở chỗ là các lớp đi học nên là công ty đang thuê kỹ sư / cử nhân đó trả tiền, còn người lao động phải bỏ tiền túi ra đi học nghĩa là bậy bạ rồi đó
trừ khi anh ta thích làm mấy cái kinh thiên động địa mà phải đi qua nước ngoài ở cả năm để học.