Người ta có sống hạnh phúc có tiền thì kệ đi chứ, sao lại tránh người ta sống nhạt nhòa. Ước muốn của ai thì người đó tự làm. Linus ổng không muốn nhạt nhòa thì ổng đã tự tạo giá trị cho mình và thế giới tôn trọng ổng. Tôn ổng lên không có nghĩa là hạ thấp người khác xuống đâu.
Tên gọi và cảnh giới trong nghề
Thế giớ có 7 tỷ người, thử hỏi có được bao nhiêu người như Trump, như Tập Cận Bình, như Linus Torvalds?
Chủ đề đang nói tới là về lập trình viên, và lĩnh vực CNTT của VN không thể phát triển vượt bậc chỉ vì có 1 người giỏi xuất chúng, mà nó phải là trình độ của đa số nhân lực đủ cao, đủ chất lượng (bên cạnh các yếu tố khác).
Tôi nghĩ anh đang dùng tiêu chuẩn hay góc nhìn cá nhân để áp đặt cho người khác.
Và với cách suy nghĩ này, thì bàn luận nhiều thêm đi nữa cũng không đi đến đâu, vì nó đã sai /có tính áp đặt từ trong suy nghĩ.
Hi @ngl,
Do em không rõ nên xưng hô thế nào, em xin phép được xưng em - gọi anh với anh, với sự tôn trọng và khiêm nhường. Nếu như việc xưng hô này không phù hợp, anh cho em biết nhé! .
Đầu tiên, em rất cảm ơn sự quan tâm và lời góp ý của anh đối với comment của em. Đúng như anh đã nói, và cũng như mọi khi, em trình bay quan điểm đó dưới góc nhìn cá nhân (dựa trên hiểu biết về ngành này + vai trò kỹ sư/architect ở các ngành kỹ thuật khác), vậy nên chắc chắn sẽ có thiếu sót.
Em nghĩ, cộng đồng mình luôn muốn đón nhận những ý kiến tích cực từ chuyên gia. Bọn em mong nhận được những ý kiến tích cực từ anh nói riêng, và mọi người khác nói chung
Tiếp theo, em đồng ý với tất cả những gì anh nói ạ . Tuy nhiên, để cho mọi thứ dễ hiểu, em xin phép giải thích thêm chút về comment trên của em.
Trong comment trên của em, thực ra em chỉ đưa ra giải thích cho các thuật ngữ mà @ScaredYou đưa ra, theo 1 cách beginner friendly:
Vậy nên nó chắc chắn không cover hết các role trong phát triển phần mềm và trong tuyển dụng IT, và như @TaoLaoBidaoBanBanhBa có chỉ, định nghĩa của em không đi vào phân biệt các vai trò nhỏ trong lớp vai trò lớn đó.
Mặt khác, các role này theo em nghĩ không phải nấc thang. Đó chỉ là các vai trò khác nhau, và hiển nhiên, 1 software engineer của 1 công ty A làm 1 developer của 1 dự án OSS nào đó, là có thể ạ Nói một cách tổng quát, role phụ thuộc vào context, liên quan tới công việc và trách nhiệm hơn là thước đo cho sự nghiệp ạ
Về các ví dụ của anh, đó là những cái tên vô cùng xuất sắc, với những đóng góp lớn trong ngành công nghệ. Cá nhân em thấy đa số họ làm vai trò liên quan tới nhánh engineer (developer/engineer/architect), khi họ có xu hướng đưa ra các solution tổng quát cho các vấn đề lớn 1 cách thực tế, và như em đề cập ở trên, vai trò của họ sẽ là khác nhau với các ngữ cảnh khác nhau.
Em hi vọng nhận được phản hồi của anh với ý kiến trên, theo cách khiêm nhường nhất ạ
Em cũng rất mong nếu có thể, ai đó sẽ đưa ra các định nghĩa chi tiết hơn cho những vai trò khác, đó là tài liệu tốt để sử dụng khi hướng dẫn các lớp kỹ sư mới. Cộng đồng mình luôn cần những điều tích cực ạ
Comment về thần tượng thì làm mình nhớ tới bài của Dan Abramov. Mọi người cứ coi ổng là thần tượng quá mức, mặc định công nghệ nào ổng cũng biết. Trong khi ổng còn không biết mặt mũi công nghệ đó ra sao.
không giỏi như anh ấy chỉ có có cái là Hà Mã Tím đáng yêu cũng đang dùng và ưa cái theme blogspot này =)))
lớp 11 bây giờ chắc lớp 12 rồi, viết OS Symbian luôn
20-30 năm nữa sẽ là trùm sò cỡ Bellard
Ko biết có phải đánh trống lảng ko chứ ko chỉ VN rất nhiều nước trên thế giới cũng có ai trùm sò về khoa học máy tính đâu. Chủ yếu giỏi tiếng Anh Mỹ thì có rất nhiều người. Nếu chiếu theo quy chiếu giỏi tiếng Mỹ này thì từ năm 90 tới giờ là 30 năm, thì đời F1 ~ 40-50 tuổi thiếu đủ thứ. F2 30-40 tuổi khá hơn nhưng vẫn kém tiếng Mỹ. F3 20-30 tuổi còn khá trẻ. F4 10-20 tuổi còn quá trẻ nhưng có lẽ tiếng Mỹ tốt nhất thì 20-30 năm nữa có thể có đóng góp to lớn :V :V Mà tới lúc đó thì có khi cũng như toán học bây giờ, phải làm việc tập thể, làm chung với máy tính :V thì mới phát hiện ra cái gì mới :V Ko còn 1 cá nhân làm nên xyz gì nữa :V
Mọi người cứ bình luận đi, tại sao người Việt Nam không thấy ai đi tiên phong trong gì đó… bởi vì dân tộc có truyền thống thực hành, ứng biến nhanh, xoay xở trong tình huống khẩn nguy giỏi,… chứ không có truyền thống nền tảng tư tưởng. Ngay cả người mà ai cũng biết đó là ai cũng chỉ có đến “tư tưởng HCM” mà người sau này cố nhào nặn, chứ có bao giờ thấy Ho-ist, Nguyen-ist hay Minh-ist gì đâu.
Có lẽ là một đất nước chiến tranh liên miên, giấc ngủ không trọn thì người ta lấy đâu mà nghĩ được cái gì to lớn. Vì để nghĩ ra được gì đó cao siêu phải có những giấc mơ trong những đêm dài. Đàng này, đánh nhau suốt, ngủ mơ có mà bị cắt cổ
Trong khi đó, những lập trình viên ngựa (để đối nghịch với lập trình viên bò như bạn nào đề cập ở trên) đa phần xuất phảt từ những nước có những nhà tư tưởng, triết gia lớn.
Nói gì lập trình viên, các lĩnh vực khoa học khác, kể cả văn học cũng loe ngoe cấp độ thế giới đếm trên đầu ngón tay như Nguyễn Du, Lê Văn Thiêm (có định lý toán), Hoàng Tuỵ (tối ưu hoá toàn cục). Nói thì bôi bác chứ ông bà ta xa xưa còn làm ra được Trống Đồng và đưa cả một triết lý vào đó. Con cháu còn chưa kịp các cụ.
Túm lại là các thanh niên nên siêng học triết học hơn, đừng xem thường nó. Để chi? Để một mai có thể có phát sinh trường phái nào đó. Những đất nước nào có nền triết học tốt đều là đất nước phát triển, vững chắc.
@superthin nhắc tới triết nên Hà Mã Tím đáng yêu ping về 1 topic liên quan luôn cho ai cần thêm thông tin nhé
https://daynhauhoc.com/t/triet-hoc-co-phai-khong-can-thiet-voi-dan-it
Còn nguyên room cho các pro đấy!
Không cần phải so sánh với mẹ con nhà ai!
Liệu có thể đưa ra một định nghĩa phổ quát có thể áp dụng cho một chức danh hay vai trò ở mọi công ty?
Chức danh/vai trò của một Principal Software Engineer (liên quan tới Java chẳng hạn) rất khác nhau ở một công ty outsource ở Việt Nam hay ở Ấn Độ, một big Java shop ở Châu Âu hay ở Trung Quốc, một ngân hàng lớn ở Đức, Nhật hay Mỹ, ở JetBrains, ở Google, ở IBM (+Ret Hat) hay Oracle.
superthin vốn là dân khoa học xã hội nên lôi triết học và lịch sử vào đây.
Triết học không phải là yếu tố tiên quyết để sản sinh những nhà cách tân.
Mỹ là đầu tầu, là hải đăng của ngành điện toán. Nếu lấy truyền thống triết học ra so sánh, Mỹ thua xa Đức, Pháp, Anh hay Trung Quốc. Nhưng cả 04 nước này cộng lại vẫn chưa leo lên đẳng cấp đổi mới sáng tạo như Mỹ.
Đâu phải chỉ Việt Nam là đất nước có chiến tranh liên miên? (Chiến tranh ở Việt Nam không chỉ chống ngoại xâm mà còn là các cuộc nội chiến!). Dân Do Thái có đổ lỗi cho quá khứ tủi nhục ở châu Âu trước thế chiến và đau thương do nạn diệt chủng thời Đức quốc xã để thôi/ngừng sáng tạo không?
Cần học lịch sử và triết học nhưng nếu cứ vin vào đó tìm một lý do biện minh, đổ lỗi để rồi đinh ninh trong tâm trí, e rằng chúng ta vẫn tiếp tục hít khói, lẽo đẽo theo sau và ăn theo nói leo thôi.
Nhìn sang một hướng khác: so sánh đóng góp cho open source của các quốc gia. Nếu lấy số liệu từ Github, Việt Nam rất kém, thua Singapore và Indonesia trong vùng (02 nước này có gì nổi bật về triết học không nhỉ?).
Các dev Việt vẫn đang nhai lại, đang tiêu hóa, chứ chưa đóng góp lại gì nhiều cho cộng đồng open source. Nói gì đến chuyện cách tân đổi mới, lèo lái, áp đặt, định hướng và định hình công nghệ trong ngành điện toán.
Nền tảng triết học của Mỹ tốt hàng đầu đó, không nên căn cứ vào lịch sử nước Mỹ ngắn gọn để nói rằng nền tảng tư tưởng của nó mỏng. Tam quyền phân lập được kế thừa từ Châu Âu nói chung, trong đó từ Anh, Pháp, cụ thể hơn nữa là có liên quan đến ông Montesquieu. Mỹ từng là miền đất mới của dân nhập cư nên người ta không phải “đập bỏ xây lại” mà làm mới từ đầu nên phát triển.
Triết học không liên quan đến lập trình à? Mấy ông tạo ra ngôn ngữ lập trình dựa trên cái gì để tạo ra những cú pháp, kiểu dữ liệu,… Nói chung là thường không đồng ý với nhau bởi vì riêng từ “triết học” mỗi người hiểu mỗi ý. Mình thì hiểu nó là “khoa học gốc”, cho nên, nếu không quan tâm đến nó thì không biết rằng toán, CS, các môn khoa học nói chung bà con như thế nào. Nhiều người còn đi đối lập văn với toán, hoặc xem lập trình là khoa học tự nhiên, thế “ngôn ngữ lập trình” thì nó có cú pháp không dựa trên cái gọi là ngữ pháp, ngôn ngữ?
“Code is Poetry”
Chuyện Open Source thì Việt Nam ít đóng góp bởi vì chúng ta đều quá rõ “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”
Tớ tự gọi mình là “thợ gõ”