Tên gọi và cảnh giới trong nghề

A tìm thấy sinh viên Hoàng và hungsteve ở đây. Bữa nọ đang bàn về .NET Core sao lại chạy đâu mất tiêu? Rồi mấy bồ tèo khác nhảy vào vo ve… :slight_smile:

Để test trình độ tiếng Anh thì có thang điểm TOEIC, IELTS, … còn test trình độ IT thì có gì ạ ?

Sinh viên Hoàng lại lòi ra thói lười rồi. Chẳng chịu chủ động tìm hiểu các certifications trong ngành, chỉ chực xen ngang hóng hớt.

1 Like

Bà con bàn tán sôi nổi quá. Vấn đề lại to tát nữa chứ! :wink:

Cảnh giới gì không biết, ngày xưa mấy ông lập trình chỉ ngồi quanh quẩn với nhau và với máy tính, trong tay không có bất cứ tài liệu nào cũng vẫn viết được code. Mấy ông đó giờ hiếm như sao trên trời giữa trưa.

Xưa khác nay chứ. Trước khi Java ra đời, lập trình viên đâu có mạng tốc độ cao và thông tin phong phú để mà phân tâm. Sách lập trình (tiếng Anh) viết trước năm O’Reilly xuất bản cuốn sách đầu tiên thường công phu và thấu đáo. Hướng dẫn (manual) kèm theo công cụ lập trình (của Borland chẳng hạn) là mẫu mực về chi tiết, rõ ràng.

Tầm tuổi của superthin, những người lần đầu lên mạng (ở Việt Nam) thời điểm nhiều cháu ở daynhauhoc còn chưa ra đời, chê các cháu thời 4.0 (chỉ thích mỳ ăn liền và fastfood) cũng hợp lý nhỉ. :slight_smile:

Tớ nghĩ là tớ sẽ correct một vài định nghĩa, theo quan điểm của tớ, đồng thời bổ sung thêm các định nghĩa mới. Hi vọng nó sẽ giúp cho mọi người có cái nhìn tốt hơn về ngành này.

library lý giải rất thú vị, giàu thông tin nhưng e rằng có thiên kiến (bias) của một người thuộc big Java shop chuyên thi công hệ thống lớn (enterprise level software). (library kiếm ăn nhờ Java thì phải) :wink:

Đọc đi đọc lại vài lần, tôi vẫn không thể/biết xếp những người như Salvatore Sanfilippo (sinh năm 1978) hay Ryan Dahl (sinh năm 1981) vào đâu trong thang phân loại của library. :wink: Theo tôi, những người như họ mới là “nghệ sỹ” (Salvatore cũng tự nhận mình như vậy) chứ không phải Architect theo quan niệm của library.

Nếu hai người này từ sớm cũng định hướng theo Java để “phát triển sự nghiệp” thì không rõ bây giờ họ sẽ ở đâu trong thang phân loại của library nhỉ? :wink:

Bây giờ thì “lập trình viên VN” có số má dữ lắm, chứ không bèo đâu nha. Còn title gì thì không quan trọng lắm ở đa số các trường hợp.

Lập trình viên Việt Nam có thể có nhiều năm kinh nghiệm, mang chức danh Engineer hay Architect, đầu quân cho tập đoàn nước ngoài hàng đầu như Google hay Facebook, lương từ 100K đô Mỹ một năm trở lên (thấp hơn không tính). Nhưng nếu không có dev Việt nào đạt tầm như Jordan Walke, Evan You hay Misko Hevery thôi chẳng hạn (tôi có thể kể thêm nhiều cái tên ở tầm cao hơn) thì tôi vẫn cho rằng dev Việt vẫn chỉ đang ăn theo nói leo và là động vật nhai lại mà thôi. (Theo Wikipedia: Giai đoạn thứ nhất chúng ăn thức ăn thô và nuốt vào dạ dày. Giai đoạn thứ hai, chúng ợ thức ăn đã phân hủy một phần trong dạ dày trở lại miệng để nhai lại.)

Tôi xếp những tên tuổi tôi đã nêu danh vào một nhóm tôi gọi là những người cách tân (tạm dịch từ innovator của tiếng Anh): những người sáng tạo và kiến thiết, thay đổi và ảnh hưởng to lớn và sâu rộng tới công cụ, cách thức và lề lối làm việc và thi công trong ngành phần mềm nói riêng và ngành điện toán nói chung. Nhóm người này xứng đáng có vị trí đặc biệt và được nhìn nhận đánh giá khác. (với những bảng phân loại xếp hạng thông thường) :wink:

Niklaus Wirth, Roberto Ierusalimschy, Miguel de Icaza, Anders Hejlsberg, Donald D. Chamberlin, Bill Joy,… Ôi quá nhiều, kể sao cho hết!

Nhưng tôi đỏ mắt kiếm tìm mà không thấy một người Việt hay cụ thể hơn một dev Việt nào (dù chúng ta đều biết người Việt rất “giỏi”) để thêm vào danh sách.

Ai đó hãy chỉ ra tôi đã sai, đã lầm, đã thiếu sót, hãy cho tôi một cái tên người Việt, một lập trình viên người Việt, một dev Việt xứng đáng xếp vào hàng ngũ những nhà cách tân được không?

Nếu không, tôi vẫn hy vọng tương lai một ngày nào đó có thể thêm một người Việt nào đó vào danh sách. Còn không, rất tiếc dù danh xưng là gì, kiếm được bao nhiêu, kinh nghiệm nhiều như thế nào vẫn chỉ thuộc hạng ăn theo nói leo và là động vật nhai lại mà thôi!

3 Likes

I’m a recovering security researcher, best known for SSL attack trilogy: BEAST, CRIME, and POODLE. I was half of the team that discovered the crypto vulnerability in ASP.NET that affected millions of websites and won the Pwnie Awards of 2010.

These days I’m a staff software engineer at Google where I serve as a crypto/security tech lead. If you use Gmail, Search, Android, or YouTube, etc. my work has helped make them safer for you.

My team created Project Wycheproof and Tink.

đây cũng tầm thứ dữ nè anh nhưng nói đâu có “ai” nghe =]]

VN mở cửa năm 1989 thì phải? Còn Computer Science thì có từ năm 1950 hay 1970 rồi? Mỹ/châu Âu đi trước VN về CS ít nhất 20 năm thì hiện tại có bị lag tí cũng là điều tất nhiên thôi :joy:

6 Likes

Không quan tâm, quan trọng là kiếm bao nhiêu tiền 1 tháng và có gia đình hạnh phúc =))

6 Likes

Tôi ko quan tâm các a ở level nào nhé, tôi nghỉ ko đóng tiền hosting nữa, ở đó mà tán dóc ba xạo.

4 Likes

đây cũng tầm thứ dữ nè anh nhưng nói đâu có “ai” nghe =]]

tntxtnt khéo nhắc tới Dương Ngọc Thái (sinh năm 1984) đang làm cyber security cho Google. :wink:

Thái là người rất giỏi, tinh quái và ngoa ngoắt. Nhưng trong lĩnh vực cyber security, Thái vẫn chưa đủ trình đứng vào hàng ngũ những nhà cách tân tiên phong (innovator). So sánh ảnh hưởng và sự sáng tạo của Thái với Martin Hellman, Whitfield Diffie, Phil Zimmermann hay Werner Koch… Còn rất nhiều cái tên khác nhưng không thấy người Việt nào!

Nếu coi Thái là một hacker (theo định nghĩa của Eric S. Raymond nhé) thì còn nhiều hacker khác giỏi hơn, sáng tạo hơn và có ảnh hưởng lớn hơn Thái rất nhiều. Nhắc tới cái tên Fabrice Bellard (quá xứng đáng là một innovator!) thì chính Thái cũng phải xanh mặt, cúi đầu khâm phục:

Các bồ còn đề cử người Việt nào nữa không? :wink:

2 Likes

Không quan tâm, quan trọng là kiếm bao nhiêu tiền 1 tháng và có gia đình hạnh phúc =))

Quan điểm của một Việt kiều đang ở Canada và cũng là suy nghĩ của rất nhiều người Việt dù ở bất kỳ đâu. VietnameZe xếp tiền bạc trước hạnh phúc gia đình chắc cũng có lý do của nó. :wink:

Giả sử có tiền, có hạnh phúc gia đình rồi thì sao? Nhiều người vẫn cứ sống nhạt nhòa mà thôi.

Nếu tầm 28-30 tuổi, Linus Torvalds cũng chỉ nghĩ giản đơn, hài lòng với mức lương hàng tháng tại Transmeta cùng cuộc sống hạnh phúc bên vợ và con gái ở Santa Clara, California, lịch sử ngành điện toán chắc sẽ rất khác. :slight_smile:

Phong trần mài một lưỡi gươm,
Những loài giá áo túi cơm sá gì!
(Truyện Kiều)

1 Like

Số người Việt làm software engineer cho các cty như Google, Facebook, Amazon hơi nhiều, mỗi năm vẫn có sinh viên tốt nghiệp từ các trường THPT chuyên rồi đại học như Khoa Học Tự Nhiên, FPT, UIT (trong miền Nam, miền Bắc cũng có) hàng năm vẫn có người được vào thực tập và làm việc cấp entry level được ít năm rồi làm cty khác với vị trí cao hơn hoặc xây dựng start-up vân vân… :smiley:

5 Likes

Người ta có sống hạnh phúc có tiền thì kệ đi chứ, sao lại tránh người ta sống nhạt nhòa. Ước muốn của ai thì người đó tự làm. Linus ổng không muốn nhạt nhòa thì ổng đã tự tạo giá trị cho mình và thế giới tôn trọng ổng. Tôn ổng lên không có nghĩa là hạ thấp người khác xuống đâu.

5 Likes

Thế giớ có 7 tỷ người, thử hỏi có được bao nhiêu người như Trump, như Tập Cận Bình, như Linus Torvalds?

Chủ đề đang nói tới là về lập trình viên, và lĩnh vực CNTT của VN không thể phát triển vượt bậc chỉ vì có 1 người giỏi xuất chúng, mà nó phải là trình độ của đa số nhân lực đủ cao, đủ chất lượng (bên cạnh các yếu tố khác).

Tôi nghĩ anh đang dùng tiêu chuẩn hay góc nhìn cá nhân để áp đặt cho người khác.
Và với cách suy nghĩ này, thì bàn luận nhiều thêm đi nữa cũng không đi đến đâu, vì nó đã sai /có tính áp đặt từ trong suy nghĩ.

6 Likes

Hi @ngl,
Do em không rõ nên xưng hô thế nào, em xin phép được xưng em - gọi anh với anh, với sự tôn trọng và khiêm nhường. Nếu như việc xưng hô này không phù hợp, anh cho em biết nhé! :smile:.

Đầu tiên, em rất cảm ơn sự quan tâm và lời góp ý của anh đối với comment của em. Đúng như anh đã nói, và cũng như mọi khi, em trình bay quan điểm đó dưới góc nhìn cá nhân (dựa trên hiểu biết về ngành này + vai trò kỹ sư/architect ở các ngành kỹ thuật khác), vậy nên chắc chắn sẽ có thiếu sót.
Em nghĩ, cộng đồng mình luôn muốn đón nhận những ý kiến tích cực từ chuyên gia. Bọn em mong nhận được những ý kiến tích cực từ anh nói riêng, và mọi người khác nói chung :smile:

Tiếp theo, em đồng ý với tất cả những gì anh nói ạ :smile:. Tuy nhiên, để cho mọi thứ dễ hiểu, em xin phép giải thích thêm chút về comment trên của em.
Trong comment trên của em, thực ra em chỉ đưa ra giải thích cho các thuật ngữ mà @ScaredYou đưa ra, theo 1 cách beginner friendly:

Vậy nên nó chắc chắn không cover hết các role trong phát triển phần mềm và trong tuyển dụng IT, và như @TaoLaoBidaoBanBanhBa có chỉ, định nghĩa của em không đi vào phân biệt các vai trò nhỏ trong lớp vai trò lớn đó.
Mặt khác, các role này theo em nghĩ không phải nấc thang. Đó chỉ là các vai trò khác nhau, và hiển nhiên, 1 software engineer của 1 công ty A làm 1 developer của 1 dự án OSS nào đó, là có thể ạ :smile: Nói một cách tổng quát, role phụ thuộc vào context, liên quan tới công việc và trách nhiệm hơn là thước đo cho sự nghiệp ạ :smile:
Về các ví dụ của anh, đó là những cái tên vô cùng xuất sắc, với những đóng góp lớn trong ngành công nghệ. Cá nhân em thấy đa số họ làm vai trò liên quan tới nhánh engineer (developer/engineer/architect), khi họ có xu hướng đưa ra các solution tổng quát cho các vấn đề lớn 1 cách thực tế, và như em đề cập ở trên, vai trò của họ sẽ là khác nhau với các ngữ cảnh khác nhau.
Em hi vọng nhận được phản hồi của anh với ý kiến trên, theo cách khiêm nhường nhất ạ :smile:

Em cũng rất mong nếu có thể, ai đó sẽ đưa ra các định nghĩa chi tiết hơn cho những vai trò khác, đó là tài liệu tốt để sử dụng khi hướng dẫn các lớp kỹ sư mới. Cộng đồng mình luôn cần những điều tích cực ạ :stuck_out_tongue:

8 Likes

Comment về thần tượng thì làm mình nhớ tới bài của Dan Abramov. Mọi người cứ coi ổng là thần tượng quá mức, mặc định công nghệ nào ổng cũng biết. Trong khi ổng còn không biết mặt mũi công nghệ đó ra sao.

8 Likes

không giỏi như anh ấy chỉ có có cái là Hà Mã Tím đáng yêu cũng đang dùng và ưa cái theme blogspot này =)))

5 Likes

lớp 11 bây giờ chắc lớp 12 rồi, viết OS Symbian luôn :scream:

20-30 năm nữa sẽ là trùm sò cỡ Bellard :triumph:


Ko biết có phải đánh trống lảng ko chứ ko chỉ VN rất nhiều nước trên thế giới cũng có ai trùm sò về khoa học máy tính đâu. Chủ yếu giỏi tiếng Anh Mỹ thì có rất nhiều người. Nếu chiếu theo quy chiếu giỏi tiếng Mỹ này thì từ năm 90 tới giờ là 30 năm, thì đời F1 ~ 40-50 tuổi thiếu đủ thứ. F2 30-40 tuổi khá hơn nhưng vẫn kém tiếng Mỹ. F3 20-30 tuổi còn khá trẻ. F4 10-20 tuổi còn quá trẻ nhưng có lẽ tiếng Mỹ tốt nhất thì 20-30 năm nữa có thể có đóng góp to lớn :V :V Mà tới lúc đó thì có khi cũng như toán học bây giờ, phải làm việc tập thể, làm chung với máy tính :V thì mới phát hiện ra cái gì mới :V Ko còn 1 cá nhân làm nên xyz gì nữa :V

6 Likes

Mọi người cứ bình luận đi, tại sao người Việt Nam không thấy ai đi tiên phong trong gì đó… bởi vì dân tộc có truyền thống thực hành, ứng biến nhanh, xoay xở trong tình huống khẩn nguy giỏi,… chứ không có truyền thống nền tảng tư tưởng. Ngay cả người mà ai cũng biết đó là ai cũng chỉ có đến “tư tưởng HCM” mà người sau này cố nhào nặn, chứ có bao giờ thấy Ho-ist, Nguyen-ist hay Minh-ist gì đâu.

Có lẽ là một đất nước chiến tranh liên miên, giấc ngủ không trọn thì người ta lấy đâu mà nghĩ được cái gì to lớn. Vì để nghĩ ra được gì đó cao siêu phải có những giấc mơ trong những đêm dài. Đàng này, đánh nhau suốt, ngủ mơ có mà bị cắt cổ :smiley:

Trong khi đó, những lập trình viên ngựa (để đối nghịch với lập trình viên bò như bạn nào đề cập ở trên) đa phần xuất phảt từ những nước có những nhà tư tưởng, triết gia lớn.

Nói gì lập trình viên, các lĩnh vực khoa học khác, kể cả văn học cũng loe ngoe cấp độ thế giới đếm trên đầu ngón tay như Nguyễn Du, Lê Văn Thiêm (có định lý toán), Hoàng Tuỵ (tối ưu hoá toàn cục). Nói thì bôi bác chứ ông bà ta xa xưa còn làm ra được Trống Đồng và đưa cả một triết lý vào đó. Con cháu còn chưa kịp các cụ.

Túm lại là các thanh niên nên siêng học triết học hơn, đừng xem thường nó. Để chi? Để một mai có thể có phát sinh trường phái nào đó. Những đất nước nào có nền triết học tốt đều là đất nước phát triển, vững chắc.

5 Likes

:crazy_face:
@superthin nhắc tới triết nên Hà Mã Tím đáng yêu ping về 1 topic liên quan luôn cho ai cần thêm thông tin nhé
https://daynhauhoc.com/t/triet-hoc-co-phai-khong-can-thiet-voi-dan-it

5 Likes

download

Còn nguyên room cho các pro đấy!

Không cần phải so sánh với mẹ con nhà ai!

1 Like

@library

Liệu có thể đưa ra một định nghĩa phổ quát có thể áp dụng cho một chức danh hay vai trò ở mọi công ty?

Chức danh/vai trò của một Principal Software Engineer (liên quan tới Java chẳng hạn) rất khác nhau ở một công ty outsource ở Việt Nam hay ở Ấn Độ, một big Java shop ở Châu Âu hay ở Trung Quốc, một ngân hàng lớn ở Đức, Nhật hay Mỹ, ở JetBrains, ở Google, ở IBM (+Ret Hat) hay Oracle.

@superthin

superthin vốn là dân khoa học xã hội nên lôi triết học và lịch sử vào đây. :slight_smile:

Triết học không phải là yếu tố tiên quyết để sản sinh những nhà cách tân.

Mỹ là đầu tầu, là hải đăng của ngành điện toán. Nếu lấy truyền thống triết học ra so sánh, Mỹ thua xa Đức, Pháp, Anh hay Trung Quốc. Nhưng cả 04 nước này cộng lại vẫn chưa leo lên đẳng cấp đổi mới sáng tạo như Mỹ.

Đâu phải chỉ Việt Nam là đất nước có chiến tranh liên miên? (Chiến tranh ở Việt Nam không chỉ chống ngoại xâm mà còn là các cuộc nội chiến!). Dân Do Thái có đổ lỗi cho quá khứ tủi nhục ở châu Âu trước thế chiến và đau thương do nạn diệt chủng thời Đức quốc xã để thôi/ngừng sáng tạo không?

Cần học lịch sử và triết học nhưng nếu cứ vin vào đó tìm một lý do biện minh, đổ lỗi để rồi đinh ninh trong tâm trí, e rằng chúng ta vẫn tiếp tục hít khói, lẽo đẽo theo sau và ăn theo nói leo thôi.

Nhìn sang một hướng khác: so sánh đóng góp cho open source của các quốc gia. Nếu lấy số liệu từ Github, Việt Nam rất kém, thua Singapore và Indonesia trong vùng (02 nước này có gì nổi bật về triết học không nhỉ?).

Các dev Việt vẫn đang nhai lại, đang tiêu hóa, chứ chưa đóng góp lại gì nhiều cho cộng đồng open source. Nói gì đến chuyện cách tân đổi mới, lèo lái, áp đặt, định hướng và định hình công nghệ trong ngành điện toán.

Nền tảng triết học của Mỹ tốt hàng đầu đó, không nên căn cứ vào lịch sử nước Mỹ ngắn gọn để nói rằng nền tảng tư tưởng của nó mỏng. Tam quyền phân lập được kế thừa từ Châu Âu nói chung, trong đó từ Anh, Pháp, cụ thể hơn nữa là có liên quan đến ông Montesquieu. Mỹ từng là miền đất mới của dân nhập cư nên người ta không phải “đập bỏ xây lại” mà làm mới từ đầu nên phát triển.

Triết học không liên quan đến lập trình à? Mấy ông tạo ra ngôn ngữ lập trình dựa trên cái gì để tạo ra những cú pháp, kiểu dữ liệu,… Nói chung là thường không đồng ý với nhau bởi vì riêng từ “triết học” mỗi người hiểu mỗi ý. Mình thì hiểu nó là “khoa học gốc”, cho nên, nếu không quan tâm đến nó thì không biết rằng toán, CS, các môn khoa học nói chung bà con như thế nào. Nhiều người còn đi đối lập văn với toán, hoặc xem lập trình là khoa học tự nhiên, thế “ngôn ngữ lập trình” thì nó có cú pháp không dựa trên cái gọi là ngữ pháp, ngôn ngữ?

“Code is Poetry” :smiley:

Chuyện Open Source thì Việt Nam ít đóng góp bởi vì chúng ta đều quá rõ “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” :frowning:

4 Likes

Tớ tự gọi mình là “thợ gõ” :joy::joy:

3 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?