Tại sao phản lực khi va chạm luôn vuông góc với mặt tiếp xúc?
Tại sao phản lực khi va chạm luôn vuông góc với mặt tiếp xúc?
trong trường hợp lí tưởng thì luôn là thế, tuy nhiên trên thực tế thì nhiều hơn 90 độ do ma sát, tính chất của vật liệu, bạn phân tích vector lực ra thành 2 thành phần là sẽ hiểu thôi. Còn phân tích như thế nào thì có thể đọc lại sách vật lí lớp 10 thì phải. Nếu vẫn chưa hiểu thì hỏi thêm cũng chưa muộn
Nếu coi m1 là chất điểm, m2 là quả cầu rỗng, khi va chạm thì sẽ có một xung hướng theo hướng của lực tác dụng. Vậy rốt cuộc tại sao N lại hướng vuông góc với tiếp tuyến ( hay nói cách khác là theo hướng xuyên tâm)
tất cả những câu hỏi của bạn đều nằm trong 3 định luật về lực của newton kết hợp với phân tích vector lực là giải quyết được. Hiện mình đang bận chút khi nào có thời gian sẽ giải thích cụ thể
Trong thực tế thì phản lực chỉ vuông góc với mặt tiếp xúc nếu không tồn tại ma sát hoặc chuyển động ban đầu vuông góc với mặt tiếp xúc.
Trường hợp thứ 2 thì dễ giải thích, bỏ qua nhé.
Trường hợp thứ nhất: Giả sử không có lực ma sát.
Khi va chạm vật m1 sẽ tạo ra lực tác động đến m2 là F. Ta coi như F là hợp lực của 2 lực Fx và Fy với Fx song song với mặt tiếp xúc, Fy vuông góc với mặt tiếp xúc. Đối với Fx thì mặt tiếp xúc không có tác động gì, bài toán lại quy về trường hợp thứ 2 đối với Fy, phản lực chính là -Fy.
Chào @Nhi82qh1,
- Theo hình vẽ của bạn thì đây ko phải là 1 hệ độc lập (cái nền cứng đặt quả bóng). Hệ độc lập hiểu đơn giản là hệ chỉ có các đối tượng vật lý được xét đến, không tính các thành phần bên ngoài. Vì thế không ‘thất thoát’ năng lượng, động lượng ra ‘bên ngoài’.
Bạn có thể áp dụng đầy đủ, trực tiếp các định luật Newton cho 1 hệ độc lập như thế.
- Lực tại thời điểm va là đại lượng có hướng (vector), về mặt toán học bạn có thể phân tích thành các vector khác nhau theo mọi hướng. Nhưng về mặt vật lý bạn có thể phân tích theo theo 2 vector có ý nghĩa áp dụng định luật Newton trong tương tác va trạm với “mặt tiếp xúc”.
1. Lực vuông góc với mặt tiếp xúc Fx
2. Lực song song với mặt tiếp xúc FY
Trên thực tế các tương tác vật lý Fx, Fy xảy ra đều xuất hiện các tương tác ‘ ngược lại ’ và đồng thời là Nx, Ny, là phản lực và lực ma sát. Trong bài toàn này đã lý tưởng hóa bề mặt tiếp xúc và bỏ qua lực ma sát.
- Fx, Nx là lực và phản lực được Newton quan sát và ghi nhận, nó được gọi là Định luật
- Định luật là quy luật ghi nhận trong tự nhiên, chứng thực, không chứng minh . Vì thế câu hỏi “TẠI SAO” với định luật là không áp dụng.
Cảm ơn bạn rất nhiều
Cảm ơn vì đã dành thời gian ạ