Tại sao môn tin học không có trong các môn xét tuyển vào đại học?

Như tiêu đề mọi người giúp em giải đáp thắc mắc với!!
Em cảm ơn mọi người trước!! <3 <3

Ko phải là môn cơ sở.
Toán Lý hóa còn áp dụng nhiều lĩnh vực tin thì chỉ áp dụng cho 1 vài lĩnh vực thôi.

5 Likes

Vì 4 môn Toán, Lý, Hoá và Sinh là 4 môn nền tảng của Khoa học tự nhiên, gọi là Khoa học cơ bản.

Tuy nhiên, theo hiện đại thì khoa học cơ bản ngoài 4 môn trên, còn có thêm Khoa học máy tính (Computer Science) nữa, thành 5 môn. Nghiên cứu sinh của Lý, Hoá, Sinh, Dược, Kinh tế, Kiến trúc, Xã hội học… (hầu hết các ngành), nếu học Cao học thì không thể né việc lập trình được. Một phần trong nghiên cứu là viết code mô phỏng thí nghiệm cũng thường xuyên làm. Đặc biệt là bên Vật lý (trừ Vật lý Lý thuyết - Theoretical Physics), viết code còn nhiều hơn đi nghiên cứu lí thuyết. :v

Vì vậy, môn Tin, hay chính xác hơn là Toán Tin, cũng nên sớm đưa vào phù hợp với xu thế của nền khoa học toàn cầu.

10 Likes

Chắc cho thi Word Excel Powerpoint là ok nhất đảm bảo ngành nào cũng cần =)). Còn lập trình có vẻ chỉ sài 1 số ngành nghiên cứu

2 Likes

Hình như hơi ngược bác ạ, VL lý thuyết (bao gồm mô phỏng) mới phải code nhiều mà

1 Like

Có, nó nằm trong tổ hợp các môn năng khiếu, cụ thể là K01 - Toán, Tiếng Anh, Tìn Học.

Cũng có trường tuyển sinh khối K01 này, chắc được thi riêng(hoặc lấy điểm lớp 12).

3 Likes

Bởi vì nó mặc dù cũng quan trọng nhưng không phải kiến thức nền của nhiều ngành.
Tin học có thể được đào tạo sau khi nhập học và cũng chưa chắc ông biết chút gì đó về tin học lúc xét tuyển đã nhỉnh hơn ông chưa biết gì.
Những kiến thức của tin học khi xét tuyển nó quá nhỏ bé.
Cho nên việc xét tuyển thêm môn tin là không cần thiết.

6 Likes

Hi diokey.
Vì đa phần học và dạy không nghiêm túc.

4 Likes

Bên code nhiều là Vật lý ứng dụng, hay Vật lý thực nghiệm. Bên lý thuyết cũng có nhưng không phải là việc chính thôi.

Vụ chụp ảnh hố đen gần đây là kết quả của Cosmology, 1 nhánh con của bên VL ứng dụng. Công việc chủ yếu là thu thập dữ liệu từ kính thiên văn, rồi viết code xử lí cái đống dữ liệu khổng lồ đó.

Lý thuyết về hố đen thì Einstein đã chứng minh bằng lí thuyết toán học (VL lý thuyết), nhưng mãi đến bây giờ mới có kết quả thực nghiệm.

6 Likes

Lỗ đen đã được chứng minh bằng thực nghiệm rồi, bức ảnh không chứng minh sự tồn tại của lỗ đen, nó giúp nghiên cứu cách thức hoạt động của lỗ đen.

Phần code nhiều là Computational physics:

Computational physics is the study and implementation of numerical analysis to solve problems in physics for which a quantitative theory already exists.[1] Historically, computational physics was the first application of modern computers in science, and is now a subset of computational science.

It is sometimes regarded as a subdiscipline (or offshoot) of theoretical physics, but others consider it an intermediate branch between theoretical and experimental physics, a third way that supplements theory and experiment.[2]

3 Likes

Tôi làm vật lý mà :slight_smile:

2 Likes

Vì việc dạy và cập nhật công nghệ mới môn tin học bây giờ không đc chú trọng ở THPT. Nhưng mà em có đọc đc sách tin học của đứa em học lớp 8 khá là choáng với chương trình. Hỏi ra thì nó nói mua trong bộ chứ không có được dạy trong trường

1 Like

Mà thi tin vào xét tuyển đại học thì lấy đâu ra đủ máy tính cho thí sinh nhỉ, máy hỏng hay hệ thống trục trặc thì lại lằng nhằng :smile:.
Chả lẽ lại thi viết giấy code với môn tin ??

3 Likes

Tôi không nghĩ việc thi môn Tin học lại quá quan trọng. Ở bậc phổ thông, nhiều nhất các bạn chỉ học được một vài ngôn ngữ lập trình và một số giải thuật ở mức cơ bản, không chuyên sâu. Cái quan trọng trong việc xét tuyển vào ĐH là khả năng tư duy, mà để đánh giá khả năng tư duy thì các môn cơ bản (Toán, Lý, Hóa - đặc biệt là Toán) là đủ. Còn nếu thi Tin học thì với các kiến thức căn bản các bạn học được cũng không giúp gì hơn cho việc tuyển sinh. Nếu các bạn theo dõi những kinh nghiệm mà các nhân viên Google hay Facebook chia xẻ, trong quá trình phỏng vấn tuyển dụng, họ không bị bắt phải lập trình bằng ngôn ngữ nào hết mà chú trọng vào các giải thuật dựa trên ngôn ngữ giả lập (pseudo), nhiều người trong số họ được nhận dù không giải trọn vẹn các vấn đề,chỉ cần ý tưởng đúng. Đánh giá theo tiêu chuẩn tư duy là vậy.

Nói thì nói như vậy nhưng với cơ chế tuyển sinh ở VN hiện nay thì việc thi vào ĐH phần lớn là dựa vào học thuộc lòng (ngay cả với các môn tự nhiên) cho nên cũng không đánh giá được hết khả năng tư duy. Thành ra có thêm hay bớt môn Tin Học cũng không thành vấn đề. Hơn nữa, thi môn Tin Học sẽ thêm gánh nặng (máy móc, thiết bị, người ra đề, chấm thi). Trong hoàn cảnh hiện nay, điều đó là không thực tế. Ngay cả với các nước phát triển, họ cũng không dùng Tin Học để tuyển sinh cho các ngành có liên quan đến CNTT đâu.

Còn trong thực tế, tôi thấy những người giỏi về khoa học tự nhiên, nếu có ý muốn đi vào ngành CNTT thì đều học giỏi và làm giỏi. Tôi không nói một cách vô căn cứ mà theo kinh nghiệm riêng và các bạn cùng lứa của tôi. Thành ra theo tôi thì việc thi Tin Học là không cần thiết.

7 Likes

Đúng là việc học Tin học ở bậc phổ thông chủ yếu tập trung vào kiến thức cơ bản về lập trình và giải thuật. Với thời lượng học tập hạn chế, việc đào sâu chuyên môn là điều khó khăn. Do đó, việc đánh giá khả năng tư duy thông qua môn thi này có thể chưa thực sự hiệu quả.

Hơn nữa, các công ty công nghệ lớn như Google hay Facebook cũng không yêu cầu ứng viên phải thành thạo lập trình bằng ngôn ngữ cụ thể trong quá trình tuyển dụng. Thay vào đó, họ chú trọng vào khả năng tư duy logic, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Tuy nhiên, việc thi môn Tin học cũng có những ưu điểm nhất định. Nó giúp học sinh tiếp cận với lĩnh vực khoa học máy tính, rèn luyện tư duy logic và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Bên cạnh đó, việc thi Tin học cũng có thể giúp định hướng cho học sinh trong việc lựa chọn ngành học phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân.

Về vấn đề gánh nặng thi cử, việc thi thêm môn Tin học có thể gây áp lực cho học sinh, giáo viên và cả hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, với sự đầu tư và phát triển phù hợp, vấn đề này có thể được giải quyết.

Cuối cùng, việc thi môn Tin học có cần thiết hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mục tiêu giáo dục, định hướng tuyển sinh và khả năng đáp ứng của hệ thống giáo dục.

Cần có thêm những nghiên cứu và thảo luận cẩn thận để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

1 Like
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?