Sự khác biệt giữa văn hóa và giáo dục của người Nhật và người Việt

***** Người Nhật họ có tính tự lập được rèn từ nhỏ, có tinh thần tự trọng cao độ, không có thói nói nhiều … và người Nhật đi lại rất từ tốn và người ta nhường đường nhau …
***** Còn người Việt? Họ sống trong sự cạnh trang, lấy dối trá làm đầu khi quan hệ với nhau …
Coi chi tiết tại đây:
Link 1: http://www.vanhoaviet.info/khac%20biet%20Nhat%20Viet.htm (văn hóa)
Link 2: http://baobariavungtau.com.vn/xa-hoi/201308/ky-niem-40-nam-thiet-lap-quan-he-ngoai-giao-viet-nam-nhat-ban-nhung-khac-biet-giua-giao-duc-viet-nam-va-nhat-ban-336735/ (giáo dục)

7 Likes

cốt lõi vấn đề là văn hoá và giáo dục thôi ad, giáo dục tốt thì con người tốt.
Tuy nhiên Việt nam là nước có môi trường giáo dục thế kỷ XX, thầy cô tư tưởng thế kỷ XIX và cơ sở vật chất từ thế kỷ XXIII :joy:

1 Like

Đúng thế những rõ ràng là giáo dục của Việt Nam quá lỗi thời :frowning:

3 Likes

nếu thấy lỗi thời thì hãy tự thay đổi đi.
Đừng ngồi đó kêu ca nữa.
Hãy thay đổi bản thân mình trước, rồi lan rộng ra xa. hay coi link dưới.

4 Likes

Người ta cứ đổ lỗi cho giáo dục, cho lọ, cho chai.
Nhưng cái vấn đề là ở ý thức mỗi cá nhân, toàn dân tộc. Khi họ không muốn thay đổi thì không có cái gì làm họ thay đổi được.
Đụng đến thì mang ngay cái “lòng tự tôn dân tộc” ra. Tính xấu nó thành “văn hoá” rồi.

4 Likes

#Tại sao lại cứ đổ lỗi cho giáo dục?
Cùng ví dụ


Mình xin phép lấy các bạn ra làm ví dụ nhé :slight_smile:
Nếu theo cách mà @conan4582 nói

Thì liệu các bạn trẻ đây có được lượng kiến thức về lập trình nhiều tới như vậy không?
Khẳng định là không có.
Vậy kiến thức đó do đâu ?
Do chính các bạn tự tìm hiểu tự tìm tòi - Vậy tại sao lại chê nền giáo dục :slight_smile:
Cái chính vẫn là ở bản thân - Hãy bớt đổ lỗi cho người khác.
Thân
Big fan ST :joy:

2 Likes

Hãy xem người bạn Thái và chúng ta, người dân có ý thức, kể cả anh cảnh sát giao thông phạt tiền nhưng lại lấy số tiền đó mua nón bảo hiểm cho người dân. Người khác đi công viên mà vứt rác thì sẽ có người theo sau âm thầm nhặt lên rồi nói khéo. Hoặc gặp thím nào nóng thì sẽ mắng té tát người đó.
Còn ở việt Nam, rác rến đầy đường, cướp bóc, tai nạn thì tụm năm tụm ba lại xem mà chẳng giúp đỡ người bị nạn (đứng xem có đc tiền không?). Chỉ có việc đó thôi mà chẳng làm đc còn huống gì đi từ thiện này nọ.
Ở việt Nam thì công an lấy tiền rồi đút túi, ký giấy xẹt xẹt rồi xong. Thể thống đâu ra?
Cơ mà nếu nói thì Đà Nẵng là tốt nhất, đc ví như Singapore của Việt Nam
Chủ yếu là do môi trường-ý thức và giáo dục thôi

1 Like

Kinh nghiệm và ý kiến chủ quan của cá nhân:

Deliver cho khách hàng châu Âu có thể xin shift 1 2 ngày nếu có lý do chính đáng.
Deliver cho khách hàng Trung Quốc có thể xin shift cả tuần.
Deliver cho khách hàng Nhật phải đúng ngày đúng giờ, không sai lệch vì bất cứ lý do gì.

Người Nhật rất kỉ luật, trách nhiệm và đặc biệt là siêng. Rất nể họ ở nhưng điểm này.

Nhưng Nhật có nhiều vấn đề chẳng thua gì Việt Nam.

Họ gặp vấn đề lớn ngay cả với những thứ mang tính cơ bản tự nhiên của con người (và động vật) như là tình dục và sống. Ở Nhật giới trẻ hầu hết chẳng muốn kết hôn và tự tử cũng nhiều. Mấy thằng Nhật qua Việt Nam hầu hết đều nói là thấy thích và thoải mái hơn bên nó.

Về đạo đức, Nhật có tính tự tôn dân tộc cực cao, khá giống với Đức. Tuy nhiên dân Đức, bọn nó tự tôn nhưng vẫn thể hiện sự tôn trọng với người ở nước khác kém phát triển hơn (ít nhất là qua hành động). Còn người Nhật thì mình đã thấy họ chửi nhân viên Việt Nam như là *** trước mặt bao nhiêu người VN khác (cũng có lần khác thấy cảnh này ở một công ty Hàn Quốc). Nên Nhật cũng không phải là nước hoàn hảo về đạo đức như nhiều bạn vẫn tôn sùng.

Nói vài điểm trên để các bạn đừng thấy mệt mỏi vì nước mình quá tệ và nước khác quá tốt, rồi ủ dột mà không muốn tiến lên. Mỗi xã hội đều có những vấn đề rất riêng của nó. Nếu chúng ta dùng những thông số để so sánh giữa VN và Nhật rồi đem làm cơ sở để so sánh giữa Tây Tạng và Nhật thì Tây Tạng thua Nhật còn xa hơn nước ta rất nhiều. Nhưng bạn có thấy phép so sánh đó kì khôi không và bạn có nghĩ người Nhật dám khẳng định họ hơn Tây Tạng, một đất nước an lạc và an lành.

Cá nhân mình luôn thấy Việt Nam đang phát triển và có rất nhiều cơ hội để người trẻ thể hiện. Không hiểu sao hay có nhiều người ca thán vậy, chắc những người đó chơi game chỉ thích chơi cấp easy thay vì hard :slight_smile:

5 Likes

chủ thớt nói rất đúng, đúng là mỗi thằng đều có 2 mặc cả. Nhưng mà Nhật nó hay ở chỗ là thích thể hiện phần nổi của nó hơn là phần chìm. :smile:
Cơ mà Tây Tạng là 1 phân khu của Trung Quốc nhé, nó chưa phải là một quốc gia nhé bạn.

1 Like

Tây Tạng là một phần của Trung Quốc là một câu xảo biện của chính phủ Trung Hoa từ xưa tới nay. Tây Tạng là một nước độc lập và bị chiếm. Các hoạt động dành độc lập cho Tây Tạng vẫn luôn diễn ra.

2 Likes

cho dù như vậy thì chúng ta vẫn nên tôn trọng bản đồ thím ạ, gặp một vài thím biết tình hình thì không sao còn không thì lại sinh câu hỏi mới nữa :smile:

Chúng ta đừng nên thảo luận về chính trị

1 Like

Không phải lấy dối trá làm đầu, mà là lấy nền tảng lợi ích làm đầu :slight_smile:

Mà mình cũng chả hiểu từ đâu mà giới trẻ lại có nhiều lối suy nghĩ và thói quen rất lạ. Chả biết du nhập từ đâu. Nói chuyện thì phải có vài câu chửi bậy, đánh nhau vì vài thứ nhỏ nhặt, mới vài tuổi, còn đi học mà hành xử côn đồ. Ngay cả cái cách xếp hàng mua đồ hay chơi trò chơi cũng vậy, ít nhiều cũng chen lấn xô đẩy. Phụ huynh thì muốn con họ được thứ tốt nhất, kiểu “Em ơi xíu cho nó chơi cái này, cái kia, nó thích cái nọ” hoặc hành động luôn, chạy vào giành giật thứ con mình thích cho bằng được :slight_smile:

Lớn chút thì đã có ba mẹ lo, chuyện gì khó chỉ cần vung tiền ra là giải quyết hết, còn nếu không có tiền? Hãy lập băng nhóm kiếm mấy đứa “được việc” xin “nhờ vả”. Rồi chuyện xác định “Đẳng cấp” bằng gia thế, bằng hàng hiệu đang mặc, bằng điện thoại đang sở hữu bla bla bla…

Hi vọng sau nhiều năm tới, thế hệ trẻ tiếp nuối sẽ thay đổi cách nhìn, cách sống và lối suy nghĩ. Chỉ có thể vậy thôi, chứ nói ra rả, tuyên truyền đủ thứ như bây giờ cũng không thấy ăn thua.

Cần cái này nhất này: Ý thức :smile:

Chê cũng đúng, hồi đi học mấy môn Địa, Lịch Sử, Giáo Dục Công Dân mà trả bài hay kiểm tra là thôi rồi. Đứa nào cũng ôm tập đọc vanh vách như cái máy điện, cho dù không ghi bài, chỉ cần lật sách ra ghi đề mục + chép lại khái niệm là ổn. Không phải đắn đo suy nghĩ mình đã lỡ mất cái gì. Trong khi mình thích lối học không ràng buộc với mấy cách khái niệm lí thuyết, đọc - chép. Lịch sử quá ít hình ảnh, toàn chữ là chữ, Giáo Dục Công Dân càng không. Duy có môn Địa là còn đỡ, có Atlas để tha hồ phân tích, đó là môn duy nhất mình hứng thú, đi thi cũng chẳng cần ôn bài, cứ dựa vào Atlas mà trả lời.
Chả ai chỉ mình cách học như thế nào, hệ thống kiếm thức ra sao, có chỉ tụi mình cái Mind Map cũng chỉ cho có, xong rồi cũng chẳng đứa nào biết áp dụng. Đến mùa thi thầy cô chỉ dặn là học cho chắc lí thuyết, vào viết là có điểm =))) Chỉ cần có ý sơ sơ là lại có điểm, cứ tự tin mà thi.

Cái này rất cần phát huy, tinh thần tự học phải là chính yếu. Có điều bây giờ mà thả mấy bạn học sinh sinh viên ra tự bơi thì chết chìm hết, vì các bạn không biết bắt đầu từ đâu. Thói quen Nhận yêu cầu - Thực hiện vốn đã quen rồi. Phần lại Lười, làm tí là lại nhảy qua làm chuyện khác liền :slight_smile:

Tóm lại, việc so sánh giữa Ta và Họ là rất khập khiểng và buồn cười. Mình nói thật, việc đó giống như chuyện ba mẹ so sánh giữa “con nhà mình” và “con nhà người ta” vậy. Xuất phát điểm không giống nhau, môi trường sống và nền giáo dục không giống nhau, lối suy nghĩ không giống nhau, vậy so sánh làm gì? Lại nói là phép so sánh ấy nhằm chỉ ra mặt xấu, mặt hạn chế và mặc tối bla bla bla??? Điều đó mình Phủ nhận, mọi phép so sánh đều chỉ tương đối, và việc so sánh chỉ càng khiến chúng ta thêm hoài nghi về chúng ta nhiều hơn thôi.

Vậy nên chúng ta không cần thiết phải so sánh, vì nếu ngay từ đầu chúng ta như họ hoặc vui vẻ hơn là hơn họ, thì chúng ta sẽ không ngồi đây để bàn về vấn đề này!

4 Likes

Do môi trường bạn ạ,
Bản tính của người Việt Nam là:
hiền lành +chịu khó ( từ hàng ngàn nă chiến tranh bây giờ vẫn vậy nha bạn )

Nếu các bạn cứ cãi không phải thì mình cam đoan là các bạn đang ở thành phố thôi, nếu các bạn có thể đi du lịch bụi hãy đến những vùng nông thôn thì cái văn hóa đó vẫ nđược dữ gìn đấy.

Còn tại sao hầu hết xã hội Việt ở thành phố lại biến chất đến vậy. thì mình xin trả lời là: do mình hiền nên bị nhiều kẻ xấu lợi dụng và vì do mình hiền nên tư tưởng người việt mình mới dễ bị lung lay bởi các tác nhân bên ngoài khiến chúng ta bị biến chất, và khi đã bị biến chất rồi thêm bản tính" chịu khó" nữa thì việc này rất khó bỏ. Hãy quay trở lại thời Pháp, Mỹ dùng tiền để mua chế độ, Trung Quốc đầu độc dân Việt bằng thực phẩm bẩn, giá rẻ nên bà con nông dân không cạnh tranh được và vì thế bản tính dễ thay đổi, thay vì đứng lên đấu tranh thực phẩm sạch thì lại âm thầm cúi đầu mua hóa chất để sản xuất thực phẩm bẩn cạnh tranh lại…

và do mình hiền nên ai giúp mình thì mình tạ ơn bằng cách biếu họ chút quà, dần dần chuyển thể thành biếu họ chút tiền ( bản tính thay đôi , do mình hiền nên mình mới nhận quà cho vui cả hai bên dần dần riết nó quen có tiền mới được phép nhờ ( bản tính thay đổi ) nhưng nếu có gì đó không hài lòng thì không thể nói ra trực tiếp được sợ mất lòng nhau, do đó dễ sảy ra tình trang hứa nhưng ma thất hứa hoặc kéo dài trê ỳ và làm cho người kia bực mình, ghét nhau, không tin nhau nhưng lại không giám nói ra để nó cứ âm ỷ.

Vì mình hiền và chịu khó nên nền văn hóa nào của phương tây cũng du nhập hết mình và người chơi cũng hết mình, người nhậu cũng hết mình không say không về, cái xấu cũng nổi hết mình vì chúng ta quá chịu khó.

Vì chúng ta hiền đến độ rất ít người có kỉ luật chính kiến riêng nên dễ thay đổi bản chất, lãnh đạo đặt đâu ngồi đó ( thời bao cấp là một ví dụ ), nạn nhân bị cướp thay vì đứng lên chống cướp thì lại lên face than thù ghét xã hội ( vì không đủ bản lĩnh để đứng dận nên qua face xả tâm trang ) do đó cái nhìn về xã hội của nhiều người hiền trong một thành phố dù không nói ra nhưng cũng thay đổi dần dần, và nó thành vô cảm như ngày nay khi ai cũng cảnh giác tuột độ cho dù bản chất sâu thẳm họ vẫn muốn giúp đỡ người khác nhưng nỗi sợ bị phản bội bị lừa đảo có lẽ đã tràn ngập trong tâm trí họ.

Còn người Nhật:
hiền+kỉ luật+chịu khó

do đó chính kiến họ rất khó lay chuyển và thay đổi vì vậy cho dù là một đất nước mở cửa đã lâu nhưng truyền thống của họ vẫn dữ nguyên không hề thay đổi, phong tục con gái lấy chồng là không được đi làm là một ví dụ, văn hóa phương tây nếu có thể thì chỉ có thời minh hoàng cải cách nước nhật mới du nhập được như valentine’s day cũng là thời đó chứ bây giờ thì không thể du nhập được nữa , còn Việt Nam thì trào lưu mỗi năm mỗi mới còn du nhập dài dài

3 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?