Review CNTT Đại Học Nông Lâm HCM

Xin chào, nhân dịp chào đón năm học mới mình muốn review ngắn gọn, súc tích để các bạn có cái nhìn tổng quan nhất, review mang tính chất cá nhân mục đích để PR cho trường và mong là các bạn search google với từ khoá “review CNTT Nông Lâm” thì ra topic này :joy:

  • IT Nông Lâm chủ yếu tự học 80% hàm lượng kiến thức mới đạt yêu cầu của môn học.

  • Trường dạy 80% lượng kiến thức cơ bản và nền tảng nhất về mọi lĩnh vực IT 20% còn lại là kiến thức nâng cao, mở rộng VD: blockchain, deep learning, machine learning, AI, … để nghiên cứu, học thuật.

  • Trường chọn java làm “công cụ” giảng dạy, minh hoạ cho chương trình học và các môn đều có liên quan mật thiết với nhau.

  • Từ newbie năm 1 chưa biết gì, sau 4 năm ra trường bạn có đủ kiến thức để làm việc ở mọi ví trí trong cty từ BA; frontEnd, backEnd, fullstack; devOps, sysAdmin, IT Helpdesk, IT Support, tester… cân mọi thể loại web, app mobile, app desktop, IoT, cloud, … Còn có làm được hay không là vấn đề ở bạn, không phải do trường.

  • VD cụ thể :

    • Môn lập trình cơ bản năm 1: học thẳng OOP, 4 tính chất, các khái niệm cơ bản override/overload, mutable/immutable, các câu lệnh lặp, rẽ nhánh, … và giới thiệu sơ về design pattern. Còn cú pháp ngôn ngữ, cách dùng IDE, config environment,… mặc nhiên sinh viên phải tự biết.
    • Môn giao tiếp người-máy: học về UX/UI của web/app: mục tiêu môn học là biết thiết kế layout, phối màu, hiệu ứng ra làm sao để có trải nghiệm tốt nhất nhưng không thể design bằng Photoshop rồi nộp cái ý tưởng mockup đó (đâu dễ ăn 3 chỉ vậy) bắt buộc phải có sản phẩm cụ thể, như vậy chỉ có thể thực hiện bằng HTML, CSS, JS mà thôi. Và tùy hứng giảng viên, nếu cảm thấy đã cứng JS rồi thì có thể bắt buộc nộp đồ án cuối kỳ project code bằng JS framework như ReactJS, VueJS, Angular, …
    • Môn lập trình web: chỉ học về những khái niệm cơ bản như GET, POST, … là gì, session, cookie, kết nối database, SSR/CSR, … và dùng ngôn ngữ java để thực hiện nó và vẫn phải tiếp tục tự học js/html/css, môn này có khả năng vẫn trượt nếu học kém các môn liên qua đến Database. Sản phẩm cuối cùng là một website chạy hoàn chỉnh với trang admin đầy đủ.
    • Khi đã “cứng” java rồi thì trường có môn C#, PHP, … lúc này có thể tự do dùng framework, call API.
    • Những môn AI, data, machine learning, thuật toán… vẫn dùng java để implement.
  • Khi học đến năm 3 là bạn đủ khả năng tự code ra một “hệ thống” hoàn chỉnh như facebook, youtube, tiki, lazada, shopee, … bao gồm cả web và app, hoàn toàn có thể fake mọi tính năng, mô phỏng lại là điều có thể nhưng hiệu năng cao, chịu tải tốt, khả năng mở rộng dĩ nhiên là không thể rồi.

Q/A
1/ Phòng máy trường có xịn không?
==> RAM 8GB, core i5 gen 6, SSD màn 19 inch, có máy lạnh. Phòng thực hành chủ yếu để đàm đạo, gặp mặt trao đổi bài, giảng viên demo, code trên máy cá nhân vẫn là chính.

2/ Học phí như nào?
==>Đại học KHXH Nhân Văn thấp nhất có ngành 150K/chỉ, trường tư có ngành 1-2tr/chỉ, IT Nông Lâm khoảng 400k/chỉ, tăng 10% mỗi năm, hơn lạm phát 5% :))

3/ Trường có wifi free không?
===> 40Mbps, ping 2ms server VN, 200ms server Us, phủ 30% các giảng đường.

4/ Điểm đầu vào bao nhiêu? Cao không?
===> nếu bạn làm được các bài chống liệt, thông hiểu, vận dụng, ứng dụng, không làm được phần nâng cao, phân loại của bài thi THPTQG thì có khả năng đậu IT Nông Lâm. Trong phổ điểm THPTQG, nếu bạn nằm trên 2/3 của biểu đồ thống kê phổ điểm thì có khả năng đậu IT Nông Lâm.

5/ Mỗi lớp học bao nhiêu SV?
===> 60–>100SV

6/ Nhà gửi xe có đông không?
===> Tổng thời gian lấy xe, gửi xe giờ cao điểm khoảng 15 phút (nhanh nhất làng đại học :)) )

7/ Chi phí sinh hoạt?
Nông Lâm ở ngoại ô => giá cả ổn hơn so với nội thành. Có 3 KTX để lựa chọn : KTX trường, KTX DHQG, KTX Cỏ May.

Ưu điểm

  • Về vị trí địa lý: Trường nằm trong khu ĐHQG nên sinh viên Nông Lâm sẽ được “sử dụng ké” các tiện ích công ở đây VD: Nhà văn hoá, thư viện, … được ở KTX ĐHQG - Mệnh danh là KTX hiện đại nhất Đông Nam Á :)). Nếu các bạn còn giữ quan điểm, học trường top mới giỏi, học IT ở Bách Khoa, UIT mới có việc làm, thì đây, nơi đây các bạn dễ dàng gặp được IT Bách Khoa, UIT, … trong KTX, phòng gym, thư viện, … bạn có thể kết bạn, làm quen để học hỏi, trao đổi bài học.
  • Về học phí: giá học phí ở Nông Lâm gần như chạm mức giá sàn trong lĩnh vực kinh doanh giáo dục (nên đăng ký sớm trước khi trường tự chủ tài chính :v )
  • Trường có liên kết với cty FPT software (liên kết chính thức hay liên kết ngầm thì mình không rõ) nhưng đã hợp tác từ rất lâu, có thể 5 - 7 năm nữa vẫn vậy :))
  • Nếu chưa thi GPLX A1 thì trường có thầy dạy lý thuyết free + xe đưa rước tới điểm thi free luôn, trường cũng có book lịch trước ở trung tâm sát hạch nên không cần phải chờ, trạm y tế trường khám sức khoẻ free luôn mà không cần ra bệnh viện. Trường hướng dẫn, hộ trợ phần làm hồ sơ.

Nhược điểm

  • Có lẽ là tên trường :)) một số HR không có chuyên môn IT có lẽ sẽ hơi dè chừng khi thấy ứng viên IT tốt nghiệp ở Nông Lâm, nhưng không sao, đại học công nghiệp thực phẩm cũng có ngành IT mà :)) vì đa ngành là xu thế chung của lĩnh vực kinh doanh giáo dục.
  • Chuẩn đầu ra tiếng Anh khá dễ (mình nghĩ đây là nhược điểm đối với dân IT chứ không phải ưu điểm :)) )
  • Dù sao thì cốt lõi trường vẫn chuyên về Nông Nghiệp nên ngành IT cũng không được trường ưu ái lắm.

Fact

  • Các giáo trình, tài liệu học tập đa phần đều public các bạn có thể tải về học thử xem thấy có phù hợp không trước khi vào học nhé!
  • Tên môn học thật ra chả liên quan gì đến nội dung môn học hết, bạn đừng tin vào tên môn môn học trong chương trình đào tạo, nhìn vào CTDT có đúng 1 môn có chữ java nhưng thật ra trừ 2 môn NET, PHP còn lại đều là java :))
7 Likes

Cảm ơn cậu về review này nhé! :smile:
Tớ nghĩ nó sẽ rất có ích cho các bạn cần tìm kiếm thêm thông tin về khoa CNTT trường ĐH Nông Lâm trong tương lai.

5 Likes

Em là một người thích học 1 vấn đề cụ thể và ko muốn phải học đầy đủ tất cả các ngành liên quan đến cntt như là HTTT, ATTT, mạng máy tính,… Em chỉ thích làm kỹ thuật phần mềm, kiểm thứ, viết test các vần đề về distribution thôi nên em đang rất quan tâm đến trường này ạ.
Vậy cho em hỏi là khi xem học phần của NLU ở đây thì thấy mấy môn học đầu lại ko liên quan đến java như a nói nhỉ?

Vậy thì chỉ nên đi học trung tâm, đào tạo đại học không phải là như vậy mà họ trang bị nền tảng để phục vụ việc nghiên cứu nữa chứ không đơn thuần là đào tạo nghề.

Bạn nên chọn học trường trung cấp hoặc cao đẳng nghề hoặc các trung tâm chuyên đào tạo lập trình hoặc có dạy món bạn thích học, khoá ngắn hạn, dài tối đa 1,5 năm. Nếu muốn chất lượng tạm được thì kiếm các trung tâm dạng như Aptech, NIIT vì họ yêu cầu đầu vào khá khó, tỉ lệ học viên bỏ cuộc cao. Nếu ngại Trung tâm quốc tế vì học phí cao và yêu cầu khó, hãy siêng lục lọi Google vài ngày là tìm được trung tâm phù hợp để học.

8 Likes

Mình có tham khảo qua chương trình đào tạo ngành IT các trường công lập từ Hà Nội đến Cần Thơ thì hầu như ngành IT đều dạy tất cả kiến thức tổng quát về ngành này, mình chưa thấy trường nào chỉ dạy chuyên sâu về chuyên môn ở một vị trí cụ thể trong cty cả. Đại học chỉ là nơi nghiên cứu, học thuật cung cấp kiến thức thôi bạn chứ không dạy cách kiếm tiền (Một số bạn chưa hiểu vấn đề nên hay chê bằng đại học vô dụng).

Phòng lab trong ảnh này trông có vẻ hơi kém so với trường khác nhưng IT không cần phòng lab xịn như ngành oto, cơ khí trừ trường hợp môn học cần phần cứng như IoT, mạng máy tính, …
Đây là phòng lab mới được đưa vào sử dụng năm 2022:

Trường cấp cho tài khoản google edu đủ để đăng kí các dịch vụ top 1 thế giới trong gói github edu pack (như azure, aws, google cloud, digital oceans, …) cũng đủ để nghịch phá, nghiên cứu rồi nhỉ.

4 Likes

Cập nhật tình hình là năm 2022 Ngành IT Nông Lâm lấy điểm chuẩn cao nhất trường là 23,5 điểm cho khối A00, A01, D07. Chương trình đào tạo cũng có thay đổi so với những năm trước.

P/S: Nông Lâm mà lấy 23,5 thì không cần tra google cũng biết những trường khác cũng phải 27, 28 điểm :rofl: Năm nay điểm lạm phát quá

5 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?