-
Các môn cơ bản đặc biệt là toán cao cấp và laplace, sẽ sử dụng cho các phép toán sau này.
-
Điện tử căn bản : học về một số linh kiện căn bản như transistor, mosfet, jfeet, triac, thyristor, tụ điện, điện trở, biến trở, quang trở, led … và mạch ứng dụng đơn giản từ nó.
-
Lý thuyết mạch : học về các phương pháp phân tích dòng điện, điện áp, hỗ cảm, bộ lọc… trong mạch điện tử.
-
Kĩ thuật số : học về các cổng logic AND,OR,NOR,NOT,XOR,MUX… và phương pháp tính toán số tương ứng.
-
Từ chỗ này sẽ tách ra nhiều hướng :
5.1 Lập trình PLC : lập trình cho các bộ điều khiển PLC thường dùng trong điều khiển tự động, ứng dụng trong công nghiệp.
5.2 Lập trình C, lập trình vi xử lý, lập trình vi điều khiển : học về cách lập trình, cách làm thế nào để viết chương trình cho 1 con chip. => Tiền đề của lập trình nhúng, đơn giản là bạn hình dung là bước đầu sẽ cho ra mấy sản phẩm như những chú robocon thi đấu trên tivi ( tháng 4 này sẽ diễn ra tại nhà thi đấu gần Hồ Tây). Bạn cũng có thể học để chế tạo bom hẹn giờ nếu … thích
5.3 Lập trình nhúng : bước đầu chỉ là học để biết thế nào là CPLD,FPGA thôi.
5.4 Điện tử công suất và truyền động điện : học về các phương pháp điều khiển liên quan đến công suất lớn thường trong công nghiệp. (ác mộng điện tử là đây )
5.5 Cung cấp điện : liên quan đến cung cấp nguồn điện và các biện pháp về nguồn điện, thường cho nhà máy.
5.6 Điện tử viễn thông : à cái này là học về truyền thông như điều chế tín hiệu số, xử lý tính hiệu số, lọc số … áp dụng cho viễn thông.
5.7 Điện tử cao tần : liên quan đến sóng, truyền sóng, RF. Muốn làm máy nghe trộm thì học cái này hoặc làm bom điều khiển từ xa
Ngoài ra còn lập trình phần mềm, mục đích là viết cái chương trình trên PC để giao tiếp với thiết bị do mình tạo ra.