Nữ học ngành Khoa học máy tính như thế nào?

E muốn xin cảm nhận của mấy anh chị khi học ngành KHMT ở trường TĐT ? E là nữ nên không biết ngành có quá áp lực và quá khó hay không, nếu quá khó thì nguy cơ rớt khi học rất cao mà vả lại ngành đó có rất nhiều sv nam ưu tú. Mà e rất thích trường này nên e không biết phải làm sao. E đậu hc bạ nhưng mà vẫn đang phân vân. Mọi người có thể cho e lời khuyên hay đánh giá về ngành dc k ạ?

TĐT là trường gì à cậu? :smile: “Trường đào tạo”?


Nào, tớ sẽ nói cho cậu một vài bí mật.

  • Nếu cậu muốn trở thành người ưu tú, cậu phải trải qua áp lực và học những thứ advance hơn.
    Nếu cậu học ở một trường làng nhàng, học rất dễ dàng (theo kiểu cậu chỉ cần thở cũng ra được trường), cậu nghĩ làm thế nào cậu có thể chịu áp lực khi làm việc? Thậm chí, làm thế nào để cậu có việc bằng năng lực của cậu?
  • Học đại học không khó nếu cậu chăm chỉ học. Tớ không thấy một ai chăm chỉ mà không học được đại học cả.
    Nếu cậu không chăm chỉ học, đó là cậu tự tăng độ khó lên rồi :smile: Học ngành nào cậu cũng rớt thôi.
  • Ngành KHMT cũng có rất nhiều sinh viên nữ ưu tú. Tớ đã gặp rất nhiều kỹ sư nữ xuất sắc trong quá trình làm việc.
    Và cậu cũng nên dừng việc phân biệt nam - nữ đi. Sự khác biệt nhiễm sắc thể giới tính đâu có ảnh hưởng tới việc học hành đâu? Việc phân biệt này cũng hạ thấp tất cả các bạn kỹ sư nữ ưu tú (mọi người sẽ có hiểu nhầm tai hại là kỹ sư nữ kém hơn kỹ sư nam), cũng như hạ thấp tất cả các kỹ sư nam ưu tú (mọi người sẽ nghĩ chỉ vì các bạn ấy là nam nên mới có cơ hội phát triển).
    Cậu là người của thế kỷ 21, sao vẫn nghĩ như người ở thế kỷ 20 thế? :smile:

Về ngành KHMT nói riêng, hay kỹ sư/nhà khoa học ở bất cứ ngành nào khác nói chung, cậu sẽ cần học rất nhiều về “nền tảng khoa học”.

  • Nhà khoa học cần nó để nghiên cứu lý thuyết chuyên sâu về lĩnh vực hẹp hơn mà họ muốn.
  • Kỹ sư là người biến khoa học thành thực tiễn, nên họ cần nó để áp dụng vào thực tiễn.

Học nền tảng khoa học sẽ tương đối tốn công và dễ chán (hay tiếng Việt mô tả nó là “khô khan”). Tuy nhiên, nếu cậu đã muốn trở thành nhà khoa học hay kỹ sư, cậu sẽ tìm được cảm hứng khi học thôi.

  • Ngành khoa học máy tính là ngành giúp cậu trở thành generalist, cho phép cậu access cả 2 nhánh kỹ sư/nhà khoa học máy tính. Ngành này cũng tương đối flexible trong lĩnh vực CNTT, khi cậu nắm chắc khoa học, cậu sẽ dễ dàng tiếp cận với các lĩnh vực hẹp khác trong ngành CNTT.
  • Điểm yếu của việc học ngành này, hẳn nhiên khi cậu là generalist, cậu không có kiến thức sâu sắc về bất cứ ngành hẹp nào cả. Cậu sẽ trở thành cái mà người ta gọi là"Jack of all trades, master of none".
    Tuy nhiên, điểm yếu này cũng có thể overcome một cách dễ dàng, khi cậu chỉ cần đầu tư thêm chút để nghiên cứu sâu hơn vào ngành mà cậu muốn, do cậu đã có nền tảng kiến thức khoa học máy tính rồi (giả định cậu có trình độ khá trở lên).

Về lời khuyên, nếu cậu muốn học ngành này:

  • Cậu cần phải quên đi định kiến về giới tính nam-nữ. Nghiêm túc đó, cậu đang lãng phí năng lượng và thời gian vào thứ vô bổ và chẳng có cơ sở gì.
  • Cậu cần học tiếng Anh tốt.
    Hầu hết kiến thức của nhân loại đều được viết ở ngôn ngữ này. Nếu cậu muốn thông minh hơn, access được nhiều thông tin hơn, cậu phải biết ngôn ngữ này.
  • Cậu cần chăm chỉ. Không có đường tắt để cậu trở thành kỹ sư/nhà khoa học giỏi đâu.
    Mặt khác, sự lười biếng là nguyên nhân của mọi thảm họa. Thử tưởng tượng sau 3 năm, cậu nhận ra cậu chẳng học được gì, vì cậu “lười biếng”, cậu sẽ nghĩ gì? Hay sau 5 năm, cậu không kiếm được một công việc tốt, vì cậu “lười biếng ở đại học”, cậu sẽ nghĩ gì?
    Nếu cậu không muốn điều đó xảy ra, thì chăm chỉ lên!
  • Cậu cần học cách quyết định, và chịu trách nhiệm cho quyết định đó.
    Cuộc sống, sự nghiệp của cậu là do cậu toàn quyền quyết định, đừng để người khác phân tán cậu bằng mấy myth như “con trai học KHMT giỏi hơn con gái”, etc.

Đó là những lời khuyên cơ bản nhất, cũng như những thông tin cơ bản nhất về ngành KHMT dành cho cậu. Hi vọng nó giúp được cậu.

6 Likes

Sư tổ của ngành lập trình là phụ nữ đấy em gái, đừng có tự ti về việc trí tuệ phụ nữ thua kém đàn ông nhé. Người ta khảo sát thấy rằng thi IELTS trong bao nhiêu năm, nữ đều ăn đứt nam, trên thế giới hacker nữ ít hơn hacker nam nhưng những trò của họ thì gây thiệt hại nặng nề hơn nam :D.

Mình thích thì mình cứ học/ làm thôi, KHÔNG nghĩ ngợi, suy tính linh tinh làm gì, chừng nào rớt/ bị đuổi học thì tính sau em gái nhé. Có thể điều đó chẳng bao giờ xảy ra :smiley:

Có vài chị đại để em tham khảo: 1 chị đại đang làm ở Singapore, 1 chị khác thì ở Phần Lan, thích chị đại nước ngoài thì có bà này hoặc một cô gái khác ở VN nhưng đạt chuẩn kỹ sư Nhật Bản.

6 Likes

Hi,
TDT = Tôn Đức Thắng à bạn.
Mình cũng học KHMT ra từ trường Công nghiệp Hà Nội. Mình review qua cho bạn tham khảo để quyết định nhé.

  • Mình không rõ trường khác thế nào, nhưng thời điểm mình học CNHN thì các ngành KHMT, KTPM … nói chung các ngành trong khoa Công nghệ thông tin đào tạo gần như là giống nhau, chỉ khác nhau vài tín chỉ tự chọn năm cuối. Nên không cảm nhận được sự khác biệt rõ ràng giữa khoa học máy tính, kĩ thuật phần mềm, hoặc hệ thống thông tin … :))
  • Học ở CNHN thì khá dễ dàng, đến năm 2-3 thì sẽ có các doanh nghiệp vào tuyển dụng, hoặc đào tạo, cam kết đầu ra. Hồi í mình cũng có cam kết làm cho một doanh nghiệp sau khi ra trường.
  • Ra trường dễ dàng nhưng kiến thức mình lại chẳng có nhiều. Đấy là do bản thân mình phần lớn, môi trường thì cũng một phần nhỏ.
  • Mang tiếng học KHMT nhưng ra trường thuật toán và tiếng Anh của mình rất tệ, cũng không biết thế giới như nào vì khi học ít khi mày mò, tìm hiểu.
  • Vậy nên đi học thì yếu tố quyết định là con người nhé, chứ không phải là giới tính. Nên cứ học đi, nếu bạn có đam mê và quyết tâm.

Quá trình đi làm thì mới nhận ra điểm yếu, may được các anh chị đi trước dẫn đường, nên cũng đã có tiến bộ nhiều nhưng vẫn còn kém lắm =)) Ngày xưa lúc đi học có nhiều thời gian thì không chăm chỉ, giờ phải trả giá =))

  • Mình gặp rất nhiều bạn nữ trong ngành, giỏi có mà nhằng nhằng cũng có =)) Đặc điểm chung thì những người giỏi rất chăm chỉ, có trách nhiệm, biết lắng nghe và cầu tiến. Nhằng nhằng thì đi làm lấy lương, nhàn nhàn hết giờ rồi về thôi, ít cập nhật thông tin.
  • Các bạn nam cũng vậy, cũng có những đặc điểm như thế. Mình một thời gian cũng thế, đi làm rồi chơi chơi cuối tháng lĩnh lương. Nên cũng hơi phế. Đang quay đầu lại đây.

Tóm lại, vấn đề chính là con người không phải do giới tính. Nên bạn cứ chăm chỉ và đam mê nhé.

  • Ngành này thì cần thêm tiếng Anh: nghe, nói, đọc, viết đầy đủ hết. Cố gắng đọc sách kĩ thuật tiếng Anh. Hỏi vặn vẹo giáo viên nhiều vào ;))
  • Ngoài ra phải có tư duy và trách nhiệm nữa. Trong thời gian học thì cứ cố thực hành nhiều càng tốt nhé, cập nhật thông tin qua các diễn đàn, blog … nữa. Cố gắng hiểu rõ vấn đề, chứ đừng thấy output ra như này là được. Phải hiểu tại sao lại ra như thế.
  • Kĩ năng mềm thì từ từ phát triển. Đi làm thì cứ thẳng thắn là được, không cần vòng vo.
    Chúc bạn có quyết định của riêng mình nhé.
4 Likes

Mình có thể xin ý kiến mọi người về vấn đề này không ạ?
Mình hầu như không tiếp xúc quá nhiều về máy tính khi học cấp 3 ( dường như 2 3 lần do điều kiện trường thật ra mình cũng có lên máy tính nhưng mà dưới dạng giải trí, hay hc online thôi ạ) vậy nó phải vấn đề lớn k khi học ngành này liên quan nhiều tới mt?
Ngành này ít nhiều cũng cần sự nhanh nhạy vs bộ óc nhưng mà mình cảm thấy mình k quá nhanh nhẹn ( vd như môn toán mình chỉ ổn chứ k quá nổi bật so vs các bạn ở lp)? Lí do mình học nói thật là k phải vì yêu thích mà vì cơ hội của nó trong tương lai, mình k sợ k học đc mình có thể cố gắng nhưng mà mình sợ nó quá cao so với mình , để tới đó mình bị bỏ lại rồi mất đi sự tự tin vốn có, cũng phí tg và tiền bạc

Nếu bạn cảm thấy mình không đủ khả năng, nhưng vẫn muốn chen chân vào CNTT, thì nên tìm hiểu về Tester (Kiểm thử phần mềm). (Là một nhánh của Kỹ thuật phần mềm).

Bạn nên cố gắng tìm hiểu xem có trường nào đào tạo chuyên về ngành này không, và có phù hợp với bạn không?
Trường hợp bạn không thể tìm được trường nào phù hợp thì vẫn có thể chọn ngành thấp điểm nhất của một trường nào đó để học theo. Quá trình học các khối ngành CNTT cũng khá vất vả, nhưng khi đi làm thì công việc đơn giản hơn rất rất nhiều. Do đó chỉ cần bạn cố gắng tốt nghiệp được thì tương lai việc làm rộng mở với bạn. Vì hồ sơ nữ fresher tester là gần như đậu 99% (nếu công ty tuyển fresher).

Theo cá nhân mình, Tôn Đức Thắng (TĐT) là một trường có “hiệu quả” đào tạo tốt. Hiệu quả ở đây là chất lượng đầu ra so với chất lượng đầu vào.

  • Một trường có chất lượng đầu vào tốt (điểm chuẩn cao) cho ra kỹ sư chất lượng top đầu thì không có gì ngạc nhiên.
  • Một trường có chất lượng đầu vào thấp (điểm chuẩn thấp hơn), nhưng cho ra các kỹ sư có khả năng tốt là một trường đáng để học tập.

https://admission.tdtu.edu.vn/dai-hoc/ky-thuat-phan-mem

Hi vọng bạn có sự lựa chọn phù hợp và cố gắng hết sức để vượt qua được quãng thời gian đại học, sau đó thì tương lai tươi sáng sẽ chờ bạn. :star_struck:

3 Likes

Bạn chưa biết thích gì, tốt hơn hết học xong phổ thông rồi đi làm lao động chân tay, kiếm công việc nặng nhọc, ăn chửi nhiều vào. Một khi đặt vào thế đó bạn mới biết mình nên làm gì. Còn bây giờ nói thật: HỎI NHIỀU QUÁ => tâm lý học cho rằng đó là một cách TRỐN TRÁNH TRÁCH NHIỆM LÀM NGƯỜI LỚN.

3 Likes

“Sự khác biệt nhiễm sắc thể giới tính” :rofl: :rofl:. Em thích câu này!

2 Likes

Tớ cũng vậy :smile:

Không đâu cậu. Cơ mà sẽ là vấn đề lớn nếu sau 4-5 năm học đại học, cậu vẫn không tiếp xúc nhiều với máy tính :sweat_smile:

Đừng lo lắng quá cậu, tớ nghĩ học khoa học máy tính chỉ cần biết số 0 với số 1 thôi :smile:
Cơ mà, ở ngoài thực tế, đa số các công việc, kể cả kỹ sư/nhà khoa học không luôn yêu cầu phải có bộ óc cực kỳ nhanh nhạy đâu. Họ cần sự cần cù và sự chính xác, cách tổ chức, diễn đạt, sự thành thục về các kỹ năng cũng như kiến thức chuyên ngành hơn. Cậu không cần phải có “bộ óc nhanh nhạy” mới làm được điều đó (dù tớ phải đề cập rằng việc có đầu óc nhanh nhạy có thể khiến cậu trở thành siêu sao trong ngành, hoặc trở thành 1 người lười biếng vô dụng).

Đây mới là vấn đề của cậu :sweat_smile:
Để tớ nói cho cậu một vài yếu điểm của cậu nhé!

  1. Cậu là người tương đối bị động.
    Cậu phải chờ tới khi thi xong mới bắt đầu tìm hiểu ngành này, bởi vì cậu bị động.
    Cậu đang thể hiện cậu rất tự ti về khả năng của mình khi học ngành này, bởi vì cậu không có nhiều kiến thức (sự tự ti là “triệu chứng” của việc thiếu kiến thức). Cậu không có nhiều kiến thức vì cậu không chủ động tìm nó.
    Cậu không biết cậu thực sự thích gì, bởi vì cậu bị động.
  2. Cậu luôn sợ hãi.
    Cậu sợ cậu không đủ khả năng học, thay vì thử tìm hiểu cậu cần học những gì.
    Cậu sợ khi mà cậu là nữ, và có rất nhiều bạn nam ưu tú, thay vì cậu tìm hiểu làm thế nào để trở nên ưu tú.
    Cậu sợ cậu bị bỏ lại rồi mất đi sự tự tin vốn có (thực ra cậu không tự tin tí nào), thay vì cậu suy nghĩ một cách tích cực, rằng nỗ lực không mệt mỏi của cậu chính là giải pháp để cậu không bị bỏ lại. Tớ e là cậu cũng sợ cậu không thể bỏ nỗ lực ra được.
    Cậu sợ phí thời gian, tiền bạc, thay vì cậu bỏ ra một lượng thời gian, tiền bạc xứng đáng để tìm hiểu về ngành, về sở thích bản thân, lập kế hoạch học đại học, để trao đổi với các chuyên gia (câu hỏi hiện tại cậu đã nêu thực ra là một hành động tốt, nhưng chưa đủ đâu). Vì cậu không biết cậu đang thích gì, khả năng rất cao cậu sẽ tốn thời gian và tiền bạc khi chọn bất cứ ngành nào, và đó là thứ cậu xứng đáng nhận lại khi không bỏ thời gian tìm hiểu.
    Vì cậu đã tốn quá nhiều năng lượng để sợ hãi và than thở rằng mình đang sợ hãi, cậu còn đâu năng lượng để hành động?

Đó là vấn đề rất lớn của cậu đó.

Để tớ nói cho cậu tương lai của cậu, khi cậu vào ngành này, hay bất cứ ngành nào mà cậu nghĩ nó “có cơ hội trong tương lai”, dù cậu không yêu thích nó.
Nếu cậu cực kỳ may mắn:

  • Cậu sẽ nhận ra cậu rất thích công việc lập trình/nghiên cứu. Cậu nhận ra cậu có thể bỏ hàng giờ để luyện tập lập trình/nghiên cứu, và khát khao tìm hiểu trau dồi thêm.
  • Từ đó, cậu sẽ có được một nền tảng kiến thức vững chắc, cậu có thể xin việc được ở bất cứ đâu trên thế giới, với mức lương hậu hĩnh 2-3k USD/tháng khi mới ra trường (tớ hơi làm quá lên, thực ra cậu chỉ biết mình thích công việc này đã là thành công rồi). Cậu thầm cảm ơn sự may mắn của bản thân khi chọn bừa mà vẫn đúng, và hoàn toàn không biết cậu đã may mắn tới mức nào khi chọn trúng thứ mình yêu thích.

Nếu cậu may mắn:

  • Cậu nhận ra rằng việc lập trình cũng ổn, nhưng cậu thấy thích ngành khác.
  • Cậu học đủ để ra trường được, kiếm được một công việc ổn/tạm ổn để nuôi sống, nhưng không happy lắm vì cậu luôn đứng núi này trông núi nọ.
  • Tới năm 26+ tuổi, cậu không thấy cậu có thể lên chức, nên cậu lên các diễn đàn của ngành khác, lập topic “26+ tuổi làm nghề … có được không”, kể rằng cậu học CNTT do ngày xưa thấy cơ hội của nó lớn, nhưng nhận thấy mình không thích lắm, nên muốn làm nghề …, thì nên làm thế nào.
    Sau khi nhận được hàng chục lời khuyên vô dụng khiến cậu vô cùng mông lung, cậu quyết định làm tiếp ngành CNTT, lặn mất tăm và không bao giờ xuất hiện trên diễn đàn đó nữa.

Nếu cậu không may mắn:

  • Rất sớm, cậu sẽ nhận ra cậu không thể tiêu hóa nổi kiến thức ngành này. Cậu nhận thấy cậu hoàn toàn không có động lực để học (vì cậu không thích nó), cậu đạt được điểm kém, hoặc nợ môn học, và nhìn thấy các bạn “có đầu óc không nhanh nhạy bằng mình” đạt được điểm rất cao nhờ sự chăm chỉ của họ.
  • Cậu bị stress nặng. Cậu hiểu ngay cậu không thể tiến xa trong ngành này. Cậu đổ lỗi vì cậu không thích nó, nhưng cậu không nhận ra cậu là người chọn nó mù quáng chỉ vì “nó có cơ hội trong tương lai”, mà lờ đi việc cơ hội tốt chỉ tới với những người bỏ ra nỗ lực rèn luyện, thứ mà cậu hoàn toàn không có vì thiếu động lực.
  • Cậu rất muốn bỏ học, nhưng vì cậu có xu hướng sợ hãi một cách co cụm, cậu sẽ sợ việc gia đình mình nghĩ gì khi mình bỏ cuộc, sợ việc bạn bè nghĩ gì khi mình bỏ cuộc, sợ việc cậu cũng không biết nên làm gì nếu bỏ cuộc, tương lai của cậu sẽ ra sao. Điều này khiến cậu stress thêm rất nhiều và ngăn cản cậu quyết định hay hành động.
  • Cậu hỏi rất nhiều người xung quanh, nhưng phần lớn họ sẽ bảo cậu cố lên, học tiếp đi, vì “ngành này có cơ hội trong tương lai”, như cách họ bảo cậu học ngành này khi tư vấn cho cậu, và vì “cậu đã bỏ rất nhiều công để đỗ vào đây rồi”. Điều này khiến cậu stress thêm nữa.
  • Cậu sẽ mất rất nhiều thời gian để đưa ra quyết định, hoặc là dũng cảm học tiếp, hoặc là dũng cảm từ bỏ. Tớ sẽ không nói đâu là lựa chọn đúng, vì cả 2 lựa chọn đó chỉ đúng trong một điều kiện xác định: cậu có sự thay đổi phù hợp. Các lựa chọn tiêu cực khác đều là lựa chọn sai.

Vậy nên, lựa chọn học một thứ yêu cầu sự bền bỉ như công việc kỹ sư, mà không vì yêu thích nó, không phải lựa chọn khôn ngoan đâu.
Nếu có một vài lời khuyên cho cậu lúc này, tớ sẽ khuyên cậu:

  • Cậu nên cân nhắc học các ngành có nghề nghiệp flexible hơn, và không yêu cầu sự bền bỉ.
    Những ngành như ngành ngôn ngữ (cậu có thể làm HR, accounting, tổ chức sự kiện, phiên dịch, thậm chí cả lập trình… cho một công ty nước ngoài) rất flexible về nghề nghiệp. Rất nhiều ngành khối kinh tế không yêu cầu cao về sự bền bỉ như ngành khối kỹ thuật/bác sĩ/luật, và cậu có thể làm rất nhiều nghề với tấm bằng đó.
    Việc này khiến cơ hội thất nghiệp của cậu giảm đi, cũng như sẽ giúp cậu không mất quá nhiều thời gian và tiền bạc.
  • Cậu nên đầu tư thời gian tìm hiểu bản thân mình thích gì, chủ yếu cho giai đoạn chọn nghề nghiệp. Sẽ rất thiếu khôn ngoan khi cậu lựa chọn nghề nghiệp mà cậu không có khả năng phát triển, do cậu không thích/không có passion trong nghề đó.
  • Cậu nên cải thiện 2 điểm yếu tớ đề cập ở trên. Đó là điểm yếu chí mạng, có thể kìm chân cậu rất nhiều trong tương lai.

Hi vọng những chia sẻ trên giúp cậu.

4 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?