Nguyên lí máy tính lượng tử

Ai với Big Data thì vô cùng rộng. Chú thích hỏi cái nào?

KIến trúc gì: Kiến trúc máy tính cố điển(mã hoá bằng các bit nhị phân, mỗi bit tương ứng với 0 hoặc 1, trái ngược với Kiến trúc máy tính lượng tử: mỗi qubit có thể mang nhiều trạng thái cùng lúc, có thể cả 0 và 1 cùng lúc nên tốc độ có thể nhanh hơn máy tính cổ điển nhiều lần).

Mã ngồn nào? Cái này thì vô số, ngôn ngữ nào mà chả viết được các sản phẩm Big Data hay AI, chỉ có điều nó có bán được tiền hay không mà thôi. Phổ biết nhất thì có PYTHON, R, Scala, …

Máy tính lượng tử dùng qubit, do hiện tượng chồng chập điện tử nên không thể biết được trước trạng thái của qubit.
Vì vậy các bài toán liên quan tới logic sẽ không sử dụng được. Vì vậy sẽ không có tương lai nào mà Hà Mã Tím đáng yêu có thể chơi game trên máy tính lượng tử.
Nhưng bù lại tốc độ tính toán sẽ là cực nhanh nhờ hiện tượng rối lượng tử. Chỉ cần đọc trạng thái của 1 qubit người ta có thể suy ra trạng thái của 1 qubit khác. Có nghĩa là với máy tính cổ điển cần đọc hết 1,000,000 bit thì máy tính lượng tử chỉ cần đọc 1000 qubit và suy ra 1000 qubit còn lại.
Do đó máy tính lượng tử là 1 cỗ máy cực nhanh nhưng ngẫu nhiên do đó cần 1 thao tác kiểm tra lại xem output đã đúng chưa.
Nói chung cũng chẳng khác brute force là mấy, chỉ khác là input-output đều chưa biết trước và nó cực nhanh.

6 Likes

Đọc “sương sương” (nên đăng kí tài khoản) https://quantum.country gồm: kí hiệu, các toán tử cơ bản và thuật toán tiêu biểu.

Giải thích thuật toán Shor (nên đọc link phía trên trước)

Ở lầu trên cùng thì thực ra 1 hệ entangled coherent qbits [từ entangle này có ai đó dịch hay cực kì mà lại quên :smiley: thôi vậy] chứa đủ sum la vạn tượng trong đó, giờ làm sao để ba cái state ba lơn nó tự triệt tiêu nhau (destructive interference) để đến khi collapse chỉ còn đúng một khả năng thôi. Vấn đề lớn nhất là làm sao duy trì một hệ như vậy trong thời gian dài.

5 Likes

Theo mình đọc thì có vẻ như quantum computing hiện vẫn đang được nghiên cứu về lý thuyết là nhiều, còn áp dụng thực tiễn thì vẫn chưa xây dựng được máy tính đủ mạnh cho các thuật toán lớn (ví dụ như Shor’s Algorithm, có thể dùng để phá RSA).
Có vẻ như sẽ cần một thời gian dài để chờ một bước đột phá nào đó.

5 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?