Người vừa học vừa làm nên học văn bằng 2 IT hay học trung tâm?

Mình đã tốt nghiệp UTC chuyên ngành logistics và đi làm được một thời gian, ngành này ngoài kho vận ra lương không được cao, còn cao thì trình độ, kinh nghiệm yêu cầu nhiều quá🥲. Hiện tại mình làm kho vận tuy lương ổn nhưng vất vả quá mà tương lai nghề nghiệp cũng bấp bênh, nay đọc được bài ngôn ngữ zig sẽ là tương lai gì đó mình cảm thấy muốn học thêm nghề cho bản thân, nên xin hỏi mọi người kinh nghiệm học văn bằng 2 IT như nào hay học ở trung tâm sẽ Oke hơn với người vừa học vừa làm.

Dường như bạn đang đặt nhầm câu hỏi, trong thực tế câu hỏi quan trọng hơn là câu trả lời. Nhưng với phần đông người bình thường đều nhầm lẫn, xem câu trả lời cao hơn(!).

Một người đã học xong đại học như bạn/ chủ topic đây, “cái mà” phân biệt anh ấy/ cô ấy với số người chưa từng trải qua những ngày mài đũng quần ở giảng đường đại học đó chính là “khả năng đặt câu hòi phù hợp”. Nào, mình sẽ “ủn đít” bạn.

  • Ngành nghề đang làm lương không được cao tại sao bạn chọn? Ban đầu bạn nghe ai hay tự bản thân chọn?
  • Tương lai nghề nghiệp bấp bênh là bấp bênh so với cái gì? Với ai?
  • Bạn có biết ngành bấp bênh nhất là ngành bền vững nhất? Đó chính là làm nhân viên bán hàng.
  • Học thêm nghề cho bản thân? Vì sao bạn chọn liên quan IT mà không chọn cái gì khác? Bạn có biết IT ở Việt Nam là ngành đào thải rất cao? Chỉ khoàng 25% trụ lại khi trên 40 tuổi? Và số trụ lại này hầu hết không trực tiếp làm kỹ thuật nữa mà là làm quản lý, lãnh đạo hoặc chuyển sang làm cái gì đó lân cận IT?
  • Bạn có nhu cầu giải quyết vấn đề gì trong cuộc sống cần đến IT mà bạn không muôn dùng phần mềm có sẵn? (Không tính việc bạn nghĩ rằng nó có tương lai, giúp bạn thu nhập tốt?). Nếu bạn không có nhu cầu như vậy thì học IT có ý nghĩa gì? Làm cái mà mình không thấy nó có ý nghĩa gì hết chỉ để kiếm tiền vậy thì tại sao bạn không tìm đến các ngành như luật, tư vấn chiến lược, nhân viên môi giới chứng khoán,… là những ngành nghề thu nhập rất cao mà không cần bạn phải yêu thích kỹ thuật.
  • Bạn có biết IT là ngành kỹ thuật, bạn có yêu thích kỹ thuật, thích mày mò sửa chữa đồ dùng trong gia đình, tự sửa xe máy, điện thoại,… những thứ cần đến sự tìm tòi, khám phá, và đọc tài liệu kỹ thuật? Bóng điện, công tắc trong nhà hỏng bạn có tự thay? Toilet, bồn rửa tay rò nước bạn có mở ra xem và thử sửa? Bếp gas/ bếp điện trục trặc bạn có thử xem nó bị sao trước khi mang đi sửa hoặc vứt bỏ mua mới? Bạn có tự cài được Windows hoặc MacOS khi máy tính của bạn có vấn đề cần phải cài đặt lại?
  • Bạn “đọc được bài ngôn ngữ Zig” là cụ thể mấy bài? Chỉ với 1 bài đó và bạn cho rằng đó sẽ là tương lai của bạn nếu bạn “kết hôn” với Zig?
  • Bạn có biết lập trình viên là lao động trí thức, tỉ lệ lực lượng lao động trong ngành này như sau? Chỉ bàn đến người học về CNTT hoặc Toán - Tin hoặc Lý - Tin, không thống kê học các ngành khác như sau: trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ): 7%; đại học: 75%; cao đẳng: 12%; trung cấp/ trung tâm đào tạo quốc tế > 1,5 năm: 4%; không rõ: 2%.
  • Bạn có biết sau khi học hết năm 2 chính quy CNTT đã có 25% SV chia tay lớp học vì thấy rằng hoá ra CNTT nó khó quá, mà chẳng thấy gì thú vị?

Vì sao mình liệt kê cho bạn môt số câu hỏi trên và có vẻ như làm nản chí/ ngăn cản/ hù doạ bạn? Mình không có ý đó, mình chỉ muốn nỏi rằng bạn cần tiếp cận câu hỏi cho phù hợp với bản thân thì bạn mới có thể “thông não” thì mới học hành và làm việc dễ dàng.

Ông bà ta có câu “tư tưởng không thông vác bình tông cũng nặng”. Bạn mà cứ lăn tăn/ mông lung/ nghi ngờ hoặc “cảm thấy” blah blah thì hỏng bét. Chọn (sâu xa đó là việc ra quyết định) bất cứ cái gì mà trong trạng thái lơ mơ đó đều dễ phạm sai lầm, không riêng gì chọn học văn bằng 2 IT so với học IT ở trung tâm.

Để mình giải thích thêm vì sao mình viết bài kiểu “công nghiệp đạo lý” như vậy cho bạn hiểu. Điều này liên quan đến câu chuyện 12 năm vật vã (chém gió thôi, IT bem mình chứ chẳng có cơn vã nào) với IT của mình, và mình đã học lê lết (gián đoạn, chậm chạp, vô định,… đủ kiểu vì công việc bận rộn, lại chẳng liên quan gì IT). Trước đó, khi đi làm ở công sở, được mấy bà chị đồng nghiệp xem là có khả năng về kỹ thuật (bọn ở trọ share nhà cũng nói vậy, nhưng 4 năm trước đó, mẹ mình: “mày quá dốt, thay bóng điện không được, xích xe đạp tuột trầy trật mới bắt lại được”; khi thuê trọ mình tự đóng trần nhà chống nóng, xây bếp, đi dây điện, dây mạng, dây truyền hình cáp, xe máy mình tự sửa kể cả rã máy, làm khung sườn, máy tính mình tự lắp ráp, cài đặt, thậm chí là còn phát hiện ra lỗ hổng của phần mềm tính tiền ở tiệm NET để… xài chùa) nhưng lại không có nền tảng IT vì phổ thông học chuyên Văn, đại học USSH xa rời mấy môn khoa học tự nhiên. Mình cũng nhìn quanh những người học ngành khác, rồi yêu thích, tìm hiểu, học & làm vể CNTT xem sao. Phát hiện ra rằng hầu hết những người đó có “lộ trình” khá giống mình: đêu cần giải quyết vấn đề của bản thân, không quan tâm việc CNTT mang lại thu nhập gì, có yêu thích CNTT không, đơn giản chỉ sử dụng máy tính, viết code như là công cụ để xử lý vấn đề. Riết rồi quen việc của dân IT, sau này nhận thấy 'àh há, kỹ năng này có thể ngành CNTT cần, cần học bài bản hơn chút để tham gia chinh thức vào ngành công nghiệp có tên IT" (không phải CS nhé, vì CS với bọn mình là ở mức hàn lâm hơn, dân chính ngạch còn khó với tới, dân a-ma-tơ nhảy vào thì chỉ có hoang tưởng).

Vậy, bây giờ thay vì bạn đi học cái gì đó thì bạn cần tạo ra vài phần mềm để giải quyết cái gì đó liên quan đến công việc hiện tại hoặc cuộc sống cá nhân, thậm chí là làm IT cấp thấp kiểu copy & paste là chính để kiếm tiên tiêu vặt cũng được. Nếu bạn không có nhu cầu đó thì hãy quên CNTT đi, vì CNTT là bạn phải chơi với máy tính > 8 giờ/ ngày, không thích việc đó sao có thể làm? Đó là cách tiếp cận phù hợp chứ không phải là đăng ký học văn bằng 2, hoặc vào trung tâm nào đó để người ta vẽ đường chỉ lối cho bạn. Lý do: bạn đã học xong đại học rồi, có phải trẻ con đâu mà không thể tự học để làm ra vài phần mềm trước khi học nâng cao để tạo ra cái gì đó thú vị hơn? Bạn vẫn còn tự nhủ là: tui có biết gì về IT code kiếc gì đâu mà nói viết/ lập trình ra phần mềm thì chứng tỏ bạn cần phải học lại 4-5 năm đại học vì hoá ra lâu nay bạn không học với tư cách là đại học mà học kiểu học sinh tiểu học (học đại học là sao: là học cách học, học cách tự học, học cách tương tác, học cách nghiên cứu, không trực tiếp học kiến thức từ trường mà kiến thức có được là “hậu quả” của các thứ vừa học kia). Nào, vậy giờ thử Google: cách tạo ra một phần mềm (bạn nên tìm kiếm bằng tiếng Anh, nếu không có khả năng này, hãy học tiếng Anh cho tốt đã, IT hãy còn xa), và bạn cứ thế mà tạo phần mềm nhé, mình từng làm cách đó cho đến khi chỗ mình làm có cả một phần mềm CRM thì mình mới bắt tay vào tìm hiểu về CNTT theo cái cách của các bạn SV CNTT chính quy (mua giáo trình về và luyện viết mã C/C++, rồi blah blah các kiểu, sau này khi đã đi làm ở cty phần mềm rồi thì học CS50, CS51).

1 Like

Dựa theo tình hình của bạn thì nên học trung tâm trước nhé.

Bạn chọn trung tâm nào dạy tầm 6 tháng, có lộ trình kèm cặp cho người trái ngành, và có sản phẩm đầu ra khoá học đàng hoàng, chỉnh chu. Nhớ hỏi thêm về vụ hỗ trợ việc làm đầu ra như nào? liên kết với các công ty nào? có uy tín không?

Tuy nhiên, bạn nên hỏi thử trung tâm có khoá dạy nhập môn cho người mới không? thường thì khoá này tầm 2 tháng thôi, sẽ dạy các kiến thức rất cơ bản của lập trình, nếu bạn học mà thấy không hợp thì thôi luôn, xem như là sàn lọc đỡ tốn thời gian.

2 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?