Một số thắc mắc chuyên ngành cơ điện tử

Xin chào mọi người ạ
Em hiện đang là sinh viên năm đầu tiên chuyên ngành cơ điện tử em đang cảm thấy chuyên nghành này khá rộng và đa lĩnh vực một vài người học cđt ra làm kỹ thuật y sinh một vài người theo lập trình( em đang có định hướng theo lập trình nhúng) hiện e đang cảm thấy khá ngợp và mông lung nên em viết topic này mong muốn anh/chị có thể giúp em giải đáp một số thắc mắc ạ

  • Một số công việc cụ thể mà mà ra ngành có thể đi làm ( e có tìm hiểu trước rồi nhưng mong muốn nghe tư vấn của người trong nghành ạ)
  • Các kiên thức và ứng dụng nên học để có thể đi làm
  • Nếu muốn bắt đầu đi thực tập thì nên chuẩn bị những kiến thức gì ?

Em cảm ơn các anh/chị đã đọc bài này của em ạ !

Ráng học lọt vào 20% sinh viên có thành tích tốt hơn 80% còn lại trong lớp thì ra trường có việc, chẳng phải lo nghĩ gì nhiều. Cứ học tốt lý thuyết, thực hành theo sát các môn học ở trường, đừng để rớt môn nào. Chưa có danh sách các môn học trong tay bạn thì lấy chương trình ở khoa/ ngành học của bạn (hay gọi là lộ trình học/ phân bố môn học) in ra, dán lên tường để mà xem, theo dõi và biết môn nào hỗ trợ môn nào, cách học từng môn ra sao lo mà tìm hiểu là đủ hết thời gian rồi chứ ở đó mà lăn tăn.

Mỗi ngày đi học về, buổi tối phải siêng học bài, đừng học kiểu đối phó, tối vê vứt sách vở đó đợi đến mùa thi là hỏng bét, chất chồng lên, nợ môn là xem như bắt đầu chệch hướng. Học ngành kỹ thuật là phải cần cù, kiên nhẫn, bền bỉ. Học lý thuyết và thực hành xoắn vào nhau và làm mỗi ngày, đều đặn. Lúc là SV cực nhọc hơn đi làm nhiều lần, vứt bỏ tư tưởng SV rảnh rỗi xả hơi qua một bên, nếu không là hỏng bét tập 2. Không có lựa chọn nào khác ngoài siêng năng, nỗ lực mỗi ngày, ra trường làm kỹ thuật thì không có chuyện chém gió ăn may được đâu, nó khác với mấy ngành xã hội, kinh tế lắm bởi kỹ thuật đò hỏi độ chính xác cao và biết mới làm được, không thể tự “sáng tạo” vớ vẩn những cái gọi là “tiêu chuẩn” nên năng lực thực lộ ra ngay.

Mình để ý một thời gian dài những bạn từng ở ghép là các bạn cần cù, kỷ luật bản thân cao, không dính vào các thói hư tật xấu về sau này vượt trội hơn các bạn tự cho là thông minh, nhưng học hành chểnh mảng hoặc tin rằng chủ yếu mánh khóe chứ làm thật chỉ phí sức.

Vài ví dụ thật về các bạn ở ghép với mình từ đầu thế kỷ XXI cho đến gần đây để chủ topic hình dung:

  • Một bạn học ngành Hóa dầu tại ĐH Bách khoa TP. HCM (2006-2011). Ngành này rất khó xin việc, vì hầu như vào làm ở các tập đoàn Dầu khí nhà nước làm, ở đó toàn con ông cháu cha trong ngành thôi nên hoặc khó vào, hoặc vào làm rất cực nhưng lương cũng không cao như lời đồn, muốn cao thì ra giàn khoan ngoài biển, nhưng đó là việc nguy hiểm, cực nhọc hơn là mang tính kỹ sư, trí thức. Hoặc con đường khác là vao làm cho cty FDI (đòi hỏi tiếng Anh phải cực lưu loát). Bạn này tốt nghiệp loại giỏi, vừa ra trường đã có công ty Nhật Bản trong khu công nghiệp Amata ở Biên Hòa vớt đi ngay. Mình đánh giá: bàn này siêng cực kỳ, học bách khoa mà mới năm 2 đã có IELTS 6, dù thời điểm vào năm đó yêu cầu của trường chỉ cần cỡ TOIEC 450-500. Bạn không hề quan tâm đến chuyện viêc làm sao ra trường, mà chỉ lo đi làm gia sư, làm thêm để tự nuôi bản thân ăn học vì nhà ở miền Tây nghèo, có cha mẹ sức khỏe kém và đất ruộng rất ít nên sống rất khó khăn, đôi lúc bạn còn phải gửi tiền về nhà khi đang là SV.
  • Một bạn khác học ĐH Kinh tế TP. HCM (mình không nhớ rõ năm, nhưng lúc chứng khoán rất vàng son) dân một tỉnh giáp Hà Nội nhắm bộ khó thi ngoài đó đậu nên vào thi ĐH Kinh tế TP. HCM và học. Vốn ốm, thấp bé nhẹ cân nên đi tập gym, khi ra trường trông rất đẹp. Bạn này mới đầu không siêng lắm, nhưng từ ngày tập gym (lúc đó gọi là thể hình) thì gặp được vài bạn tốt nên về siêng năng học. Tốt nghiệp loại khá thôi, nhưng trước đó rất năng nổ nên đuọc thực tập ở cty chứng khoán và làm nhân viên cho công ty SSI và phất lên rất nhanh vì giỏi nghiệp vụ và biết đầu tư. Nên chỉ 4 năm sau ngày ra trường đã có nhà ở Sài Gòn, có xe ô-tô.
  • Một bạn khác học kiến trúc ĐH Văn Lang (2012-2017): bạn này tối nào cũng ngồi vẽ Sketch, phân mềm gì đó về CAD mình không rõ nhưng không phải AutoCAD vì theo như lời bạn ấy thì thầy giáo nói phần mềm này rẻ hơn và đang được các công ty ưa chuộng, nếu ra trường không đạt mức kiến trúc sư thì đi làm họa viên dư sống. Bạn này hơi tồ, nói thật là như vậy, hầu như không hiểu các bạn cùng nhà nói đùa với nhau, chỉ hiểu nghĩa đen. Tuy vậy, rất là thật thà, hiền, không gây hấn với ai bao giờ.
  • Một bạn tạm gọi là “có máu tội phạm” (giai đoạn 2015-2020): bạn này thì học hành chẳng ra làm sao, học ngành điện tử của một trường nào đó mình cũng không nhớ nổi, rớt lên rớt xuống bởi thức khuya đánh game, ngày ngủ bù. Có máu tội phạm là bởi chơi lô đề, banh bóng và rất hay làm bạn với tiệm cầm đồ, chưa thấy trộm cắp lần nào nhưng xã hội đen tới tìm là khiến anh em ở ghép sợ phát khiếp. Lê lết mãi đến năm cuối thì bị đuổi học vì không thể trả nợ nổi môn, vậy là đi chạy xe ôm công nghệ. Sau đó thì đi làm lao động chân tay cho một tiệm chuyên thi công gắn bảng quảng cáo. Khi lấy vợ, gặp mụ vợ hổ báo quá nên bạn này bỗng nhiên siêng ra, vì có chút kiến thức về đèn led và áp lực cơm áo gạo tiên nên siêng năng và sau một thời gian đi làm cũng thu nhập ổn định khá, nhưng cực nhọc và nguy hiểm.

Rèn năng lực tự học & kỷ luật bản thân cho mạnh lên nếu bạn còn yếu, năng lực này theo mình là vua của mọi kỹ năng mà bạn có thể đánh bại mọi ứng viên khác ở thị truòng việc làm.

Xác định: học cả đời, học và làm xoắn với nhau như thắt bím con rít ở các bé gái ấy. Mình thế hệ 7X, tụi bạn cùng thế hệ hoặc 8X (hoặc bạn ngoài quán cà phê) giờ đây nhiều đứa lo mất việc nhưng mình không lo lắng cho lắm bởi thuộc kiểu người tự “đẻ ra việc” mà làm chứ không đợi ai đó/ công nào đó cho việc. Nhưng để đẻ ra việc được thì phải kinh qua nhiều thứ, thử & sai rất nhiều trong giai đoạn học sinh, SV và cả những năm tháng đi làm.

Tiếp tục, chủ topic @Minh_Do cũng chú ý có mấy hoạt động ở trường cần phải tham gia để mở rộng quan hệ. Có hàng tá CLB, hội nhóm, kể cả băng đảng trong trường nếu chịu khó để ý quan sát, ngó nghiêng. Nếu không biết hát hò, văn nghệ thì công nghệ, câu lạc bộ các kiểu, thiện nguyện, làm lồng đèn, blah blah,… Đừng rơi vào tình trạng khi lên giảng đường rồi về nhà mà không biết gì thêm ngoài màn hình điện thoại. SV là thời điểm tiếp xúc xã hội, tập làm người trưởng thành, không phải học sinh cấp 4. Nếu rảnh quá thì đi dạo các trường đại học khác xem SV trường khác làm gì? Ngày xưa mình học KHXH & nhân văn nhưng đã “đạp nát” các sân trường bách khoa, kinh tế, kiến trúc, nông lâm, và cả mỹ thuật,… và từ Sài Gòn cũng thử tiến ra Hà Nội để ghé thăm các trường top xem họ làm gì, ngồi uống bia cỏ hoặc trà đá kẹo lạc ở khắp các trường ngoài Hà Nội, đó là việc mà tụi bạn xem là quá điên khùng nhưng sau này đi làm, công tác Hà Nội thì mình thấy không có gì bỡ ngỡ, trời lạnh có em gái mang áo ấm tới cho, mây thằng kia thì còn mãi đi chợ mua áo tấp cập :smiley:

Cũng cho bạn @Minh_Do thấy thoáng qua con đường của bạn có thể tham khảo đó là mình từng ở ghép với rất nhiều bạn SV, và còn có bạn ra trường đi làm nên quan sát và biết được họ là thế nào vì mình rất chọn bạn cùng ở ghép. Có lẽ trong 15 năm ở Sài Gòn, con số bạn bè ở ghép của mình con số trăm. Tuy khá chọn lọc nhưng cũng gặp đủ thành phần, vùng miền, từ đạo đức như những bậc chân tu cho đến cả tội phạm đi tù… thì mình thấy l

Mình từng ở với 2 bạn (còn nhớ được có ngành gần ngành học của @Minh_Do): 1 học điện tử và 1 học cơ điện tử. Nói về bạn học cơ điện tử cho gần gũi nhé: bạn ấy đi học rất cố gắng để không rớt môn, ấy thế mà vẫn có 2 môn bị hỏng, bạn ấy lên trường gặp các bạn khá nhờ giảng, học nhóm 3 bạn thi rớt để sau đó thi lại thành công. Bạn ấy siêng thực hành, mua các dụng cụ như máy khò, mũi hàn, bo mạch về làm mấy cái đèn led nhấp nháy, chuông báo động cửa, robot điều khiển đơn giản, chống trộm xe máy,… và có 1 lần thang máy chung cư bị hỏng, bạn ấy vào xem người ta sửa, chả hiểu bạn ấy đặt những câu hỏi gì mà sau đó thì cty thang máy đó mời bạn thưc tập, khi ra trường đi làm ở đó luôn. 5 năm sau bạn ấy rời Sài Gòn về lại tỉnh quê nhà và được bổ nhiệm làm giám đốc chi nhánh ở tỉnh cho công ty thang máy đó luôn. Nhưng không phải mọi thứ ban đầu đều hay ho đâu, vì bạn ấy nhà khá nghèo nên lúc mới vào Sài Gòn học thì đi làm thêm ở hàng quán ăn, nhậu hoặc phụ hồ khá vất vả mua máy tinh PC cũ, cổng USB lỏng không dùng được, ổ cứng hỏng này nọ, bàn phím rơi ra có lúc phải mượn màn hình và bàn phím của mình. Tiếng Anh của bạn ấy cũng yếu, tra từ điển cả đêm (thuở đó 2009 smartphone ra rồi nhưng còn mắc) và phải hỏi mình một số thứ, cài phần mềm để học lập trình còn cài không được vì nó toàn tiếng Anh, mình thì cài giúp và cũng phải đọc tài liệu xem nó là gì, rồi chép ROM gì đó nữa, nói chung là mình thấy bạn ấy vô cùng nỗ lực và chú tâm cho việc học, không có nêu ra những thắc mắc trời ơi đất hỡi nào. Chưa kể là ngoại hình bạn ấy trông hơi quái lạ, dữ tợn nên người quen thì thấy ổn, nhưng người lạ gặp không muốn tiếp xúc: đầu to, mắt cứ như trợn lên, tóc dựng đứng và râu quai nón, tiếng nói thì pha trộn kiểu gì đó nghe như người nước khác nói tiếng Việt.

Vào năm khi bạn @Minh_Do vào chuyên ngành rồi sẽ để ý thấy có ngày hội việc làm ở trường thì nhớ ghé qua (thực ra có suốt, giờ ghé cũng được, cho bớt mông lung :smiley: mà không đợi đến sau này) để xem thử người ta làm gì ở đó. Bỏ ngay việc thích nhìn mông lung làm gì rồi để hoang mang, cũng bớt xem mấy cái Facebook, Tik Tok, YouTube đi, đây là “bệnh nặng” của Gen Z cần phải chữa sớm không thì stress vì chuyện hoàn toàn vớ vẩn.

Hãy so bạn với bản thân mình chứ đừng nhìn người khác, chỉ cần bạn tốt hơn một chút xíu mỗi ngày, sau mấy năm đại học là bạn cho đám khác hửi khói, sợ gì mà không ganh đua, 1 chọi 20 bạn có thể chọi ngon lành, chẳng có gì mà không có việc hết nghe không.

Để mình lấy một ví dụ cụ thể luôn của nhà mình để bạn hình dung cuộc đời là “chuyện gì đến cứ đến… theo cái cách mà bạn nỗ lực cho nó và bớt lo chuyện người khác, chuyện trời đất”, chuyện thật, không chém gió mặc dù nó có phần là có cái gì đó hơi có vẻ… nâng bi:

Nhà mình có 3 anh em (ở lứa tuổi: 7x, 8x và 9x), khi học phổ thông hoàn toàn bình thường, chỉ trung bình khá mà thôi nhưng chưa từng đến lớp học thêm nào, mẹ mình rèn từ lúc vào lớp 1 nên năng lực tự học của cả 3 anh em có thể chấp hết các bạn giỏi trong lớp, trừ những đứa gọi là siêu sao.

Khi vào đại học, sức học tăng dần đều đến năm cuối lọt vào top 20% SV tốp trên. Khi chuẩn bị thực tập “bỗng nhiên ở đâu” xuất hiện vài chỗ tới mời tới chỗ họ để thưc tập rồi sau đó họ hỏi có muốn công việc chính thức hay không, việc hoàn thành hồ sơ chỉ thủ tục, gần như không có khái niệm “đi xin việc”. Trước đó, ở phổ thông cả 3 anh em nhà mình học rất bình thường, trung bình khá trong lớp. Khi lên đại học 2 năm đầu học bình thường, năm 3 trở đi khi vào chuyên ngành thì học khá dần lên để khi tốt nghiệp rơi vào nhóm 20% SV tốp trên của lớp. Việc tự học là quan trọng, điểm số chẳng phải áp lực gì ghê gớm, hãy cứ miệt mài và trâu bò học bền bỉ kiểu đi học về tập thể dục tí, đi tắm, ăn tối xong 30 phút là ngồi vào bàn học 2-3 tiếng rồi đi ngủ. Ngày nào cũng vậy trừ những lúc nhà có người bệnh phải chăm hoặc ai đó mất, nhưng sớm trở lại nhịp học ngay. Mình và con em út thì không siêng cho lắm nhưng cũng hiếm khi bỏ buổi học nào ở lớp, ngoài ra các nơi thư viện, phòng thí nghiệm/ thực tập, văn phòng khoa thì những người ở đó nhớ mặt vì thấy cứ tới đó hoài. Con em giữa nhà mình học y khoa, trong 6 năm ròng rã ngày mưa cũng như nắng, cuối tuần hoặc trong tuần nó đều “cày” từ 6:30 đến 22:30. Nó chẳng lúc nào quan tâm/ nghĩ ngợi/ lăn tăn gì khác ngoài việc học sao để sớm chữa bệnh cứu người nên đến năm 3 là nó đã có thể đi theo thầy cô để phụ tá. Khi tốt nghiệp nó có việc ngay chẳng phải lo lắng gì chỗ làm, giờ đây nó vẫn làm việc 12-14 giờ/ ngày chỉ vì theo nó thì Lời thề Hippocrates được xem như lẽ sống, các drama, showbiz gì đó nó hoàn toàn mù tịt, nhưng chuyên môn của nó “không phải dạng vừa đâu”, nên nó rất hạnh phúc, mỗi năm đi du lịch nước ngoài 1-2 lần để phục hồi sức lực. Ngoài ra, mẹ mình năm 40 tuổi từ bà nông dân ở quê ghi danh học tại chức, 4 năm sau đó xin vào một trường học dân lập dạy cấp 2, 60 tuổi đi học lái xe, thi phát 1 lấy bằng ngay dù trước đó say xe ói mửa khi xe đi có 300 mét. Giờ đây ngoài 70t, mẹ mình vẫn đang là phượt thủ, người tập Yoga đáng mơ ước của bạn bè, và ngay cả con cái cũng chạy theo bà sút quần. Mua hàng online thì bọn shipper cũng phải nể mẹ mình vì kỹ năng được rèn luyện sau mỗi đơn hàng đến mức “ngửi được mùi” shop làm ăn thiếu chuyên nghiệp trước khi đặt hàng. Bọn lừa đảo gọi điện thoại phải hỏi bí quyết vì sao mà mẹ mình đã đặt ra những câu hỏi khiến tụi nó muốn… bỏ nghề :smiley: (ví dụ: mẹ mình hỏi: tôi năm nay > 70 tuổi, đang sống ở tỉnh, chưa từng sống ở tỉnh thành nào khác nhưng anh/ chị vừa mới nói rằng tôi đang sở hữu 1 doanh nghiệp doanh thu hàng chục tỉ/ tháng ở Hà Nội và công ty đang nợ tiền điện hơn 40 triệu đồng sắp bị tòa án triệu tập liên quan kiện tụng nợ tiền điện, có đúng vậy không? Tôi chỉ muốn hỏi tại sao điện lực vẫn chưa ngắt cầu dao điện của cái công ty… blah blah gì nhỉ, tôi còn chưa kịp nhớ tên? Hoặc liên quan vụ hù dọa có liên quan đến buôn bán ma túy, mẹ mình hỏi: tôi đang có cảm giác các anh nghĩ tôi là trùm cuối của đường dây, các anh liên hệ hơi sớm có phải không?).

3 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?