Túm lại là cái bạn nói thì là một phần của chữ ký điện tử, nó mới là điều kiện cần, chưa có điều kiện đủ. Để nó có giá trị pháp lý thì hoặc người ta chuyển sang dùng tập con của nó, tức chữ ký số, hoặc vẫn dùng chữ ký như bạn đang nói và kèm theo các yếu tố do luật quy định sau:
Theo Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2005 về điều kiện để bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử được quy định như sau:
Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được 04 điều kiện sau đây:
-
Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng.
-
Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
-
Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.
-
Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.
Chữ ký điện tử đã được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chứng thực được xem là bảo đảm các điều kiện an toàn 04 quy định nêu trên.
Còn nếu không đặt ra việc liên quan đến pháp luật, viêc chèn hình ảnh chữ ký vào văn bản cho có vẻ là “đây là văn bản thật, được ký đàng hoàng” thì xem ra cũng vui mắt hơn là ghi “Đã ký và đóng dấu”.
Chuyện kẻ gian nào đó dùng chữ ký hình ảnh kia mà lừa được ai đó thì đó lại là việc khác rồi, nó không phải là chuyện bảo mật liên quan CNTT gì ở đây hết, nó là chuyện không hiểu biết gì về luật pháp. Cái đó nằm ngoài phạm vi của việc lập trình, và “chống sao chép” là vô phương, bạn KHÔNG có khả năng chống khi mà người ta có thể xem được trên màn hình, họ có thể đơn giản là vẽ lại y chang bằng bút mà không cần công nghệ gì cao siêu.