Tình trạng này xảy ra là do không học căn bản về lập trình và các thứ liên quan mà nhảy vô viết code quá sớm. Nếu không thích đọc chuyên sâu vì chỉ muốn mau chóng viết code chứ không định làm cái gì đó nền tảng về lập trình, cũng phải đọc xong cuốn “Làm cách nào để suy nghĩ như một nhà khoa học máy tính” để nắm được.
Đâu riêng gì về lập trình, ngay cả một người thiết kế thời trang mới ban đầu đều luôn băn khoăn xem họ nên dùng chất liệu gì, màu nào, phối ra sao để làm nên quần áo <= đây là data type của dân lập trình chứ còn gì nữa. Thợ mộc, thợ hồ, thợ làm bánh,… hoặc ngay cả học sinh cũng đều phải chiến đấu với những cái như này.
Vậy thì chủ topic không thèm nhớ lại thời học sinh anh ta áp dụng công thức nào để làm bài tập? Tại sao không thử dùng cái cách đã từng giúp vượt qua thời học sinh đó vào lập trình? Cách đơn giản nhất với người lười đó là cứ dùng bừa, nó sẽ lỗi toè loe ra rồi sẽ sửa tới sửa lui, đến một ngày sẽ vỗ trán (hoặc mông) kêu chanh chách: Eureka!
Sau khi đọc qua hàng loạt chủ đề do chủ topic tạo ra mình cho rằng cách anh ấy nóng vội muốn làm/ chơi được cái gì đó khá giống dân học chơi nhạc cụ mà dân gian hay gọi là “nhạc rừng” ấy. Nếu đối xử thái độ như vậy với nghề lập trình sẽ khó trở thành một lập trình viên thực thụ, mà cũng chỉ ở mức thợ xào nấu code. Nếu thích mang tư duy chắp vá, manh mún, chọn nghề khác tốt hơn so với viết code. Nghề lập trình là nghề cần tỉ mẩn, bồi đắp ngày tháng chừng chút một và không có “nhảy lăng quăng” đủ thứ mà chẳng nắm cái nào ra cái nào. Mới đầu cảm giác làm được gì đó là nhanh, mở trình viết code lên và làm thực hiện những dòng code bay bướm, nhưng tổng thời gian lại sẽ mất rất lâu so với người kiên nhẫn, bài bản từng chút một. Tại sao mình dám phán bừa như vậy? Tại bản thân mình mất đến 12 năm, trong khi các bạn học chính quy từng chút một chỉ mất 5 năm.