Kỹ năng IT là do bẩm sinh?

Chào cả nhà,
Có ai đã từng nghĩ kỹ năng IT giống như năng khiếu âm nhạc, hội họa, … chưa? Tôi có 2 đứa em họ cùng độ tuổi tiểu học, 2 bé trai cũng đã được sử dụng máy tính trong thời gian dài. Để kiểm chứng thắc mắc của mình, tôi đã âm thầm cài phần mềm screen recorder vào máy 2 bé để quan sát hình vi và theo dõi trực tiếp quá trình sử dụng.
Bé thứ nhất thì sử dụng như end user thông thường, vẫn biết vào youtube nghe nhạc, xem phim, chơi game, cài app, thậm chí tự tạo được tài khoản của một số dịch vụ và cá nhân hóa tài khoản theo ý thích.
Bé thứ 2 thì có cách sử dụng máy tính hơi đặc biệt. Bé rất hay vào các thư mục file cài đặt app mở xem từng folder và xem bên trong đó có gì, có khi bé tìm được file config (không phải file nhị phân) có thể đọc được thì bé dành cả ngày để tăng các thông số trong đó rồi mở app lên xem có gì xảy ra không, rồi lại giảm xuống xong tiếp tục mở app lên quan sát, thử cut file ra chỗ khác rồi bật app lên, đến khi lỗi thì cut ngược trở vào, chỉ như thế mà làm nó rất thích thú, cách sử dụng app của bé cũng rất lạ, cứ mở app, game lên là phải vào cho bằng được mục setting nghịch trước cái đã (mặc dù không hiểu hết), khi chơi game cũng không chơi theo kiểu bình thường, không thèm quan tâm đến coin, máu, điểm số của nhân vật, cứ thích điều khiển nhân vật vào các góc, hang, lỗ, … của map để xem có gì lạ không, game hành động thì cứ thích bắn vào gốc cây, hòn đá,… xem có nổ không, toàn tìm sông, suối, miệng núi lửa, vật cản để nhân vật đâm vào; game đua xe thì không bao giờ đi thẳng cứ thích cho xe đi lùi, tìm xem có chỗ nào rẽ được không, mỗi màn phải chơi nhiều lần, mỗi lần một kiểu. Còn có ý định tháo PC ra xem bên trong có gì nữa (chắc đây là khả năng thiên phú của tester), game thì chỉ chơi nhiều các thể loại game có tính custom cao như minecraft, …

Nhận thấy điểm khác biệt đó tôi tiến hành thí nghiệm bằng cách dạy cho 2 bé học code thử (code app bằng tính năng kéo thả của IDE bao gồm: android studio, unity, windows form). Kết quả là :
Bé thứ nhất mặc dù vẫn qua được các bài test nhưng không hứng thú lắm, chỉ sao làm vậy.
Bé thứ 2 thì rất hào hứng, hỏi khá nhiều, còn làm rất nhiều “trò con bò” khác với những gì tôi đã chỉ dạy.

Đây chỉ là suy luận chủ quan của tôi thôi, nhưng qua đó tôi nhận thấy khả năng học IT cũng có yếu tố bẩm sinh và di truyền (thường những người giỏi bên cơ khí, điện tử khi học IT cũng không quá khó), không biết mọi người nghĩ sao về vấn đề này ?!

4 Likes

Người ta chia trí thông minh ra làm nhiều dạng: https://www.arkki.vn/8-loai-tri-thong-minh/


Đây là một trong những cách phân chia đó.

Dễ dàng nhận thấy người có trí thông minh Logic-Toán sẽ dễ tiếp cận và học IT dễ dàng hơn.
Khi bạn học dễ dàng sẽ hứng thú hơn và càng thúc đẩy bạn muốn học hơn.
Bạn có thể lấy 1 ví dụ ngược lại như sau:

  • Giả sử bạn ở trong 1 xã hội tiến bộ của 2000 năm sau, khi mà con người không còn phải lo cơm áo gạo tiền, vật chất của cải được robot tạo ra sẵn, khi đó nghề Vẽ/Hội họa được tôn vinh là đỉnh cao của nhân loại vì tính chất nghệ thuật và sáng tạo.
  • Bạn chỉ có năng khiếu Logic-Toán, nhưng gia đình luôn định hướng bạn theo ngành Hội họa. Bạn luôn cảm thấy gượng ép vì bản thân chỉ vẽ được ngôi nhà hình chữ nhật có mái hình tam giác. Bạn cảm thấy mình thất bại và thua kém bạn bè…

Phát triển tốt nhất là được phát triển theo thiên bẩm cá nhân. 1 manager hay CEO không cần thiết phải có IQ hơn một kỹ sư, nhưng họ có khả năng thuyết phục, quản lý và giao tiếp.
Quay trở lại 2 đứa em họ của bạn, từ những phân tích ở trên, có thể bạn vì nhận thấy tiềm năng của đứa thứ 2 mà bỏ sót khả năng khác của đứa thứ 1. Hãy cho chúng nó một cái nhìn công bằng hơn và môi trường phát triển phù hợp.

14 Likes

nếu một người có đủ sự tò mò và đủ thời gian, người đó sẽ học hết tất cả mọi thứ. tương tự em họ của bạn, người em thứ 2 đơn giản tò mò hơn về máy tính.

kiến thức học được vốn không được di truyền, nên nói bẩm sinh là điều không thể.

8 Likes

Bé thứ 2 có khả năng trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Mới chỉ đến đó thôi, chứ cũng không nên thần thánh, đánh giá quá cao nó mà hạ thấp bé 1. Cuộc sống muôn màu và có nhiều khía cạnh lắm, năng lực giao tiếp ?, năng lực giao tế xã hội ? trí tuệ cảm xúc ? mấy cái đó thì thế nào ? cả hai bé thì những câu hỏi này vẫn còn là ẩn số.

8 Likes

người có 1 chút năng khiếu, nếu cùng học với người kia thì người có năng khiếu luôn hơn người kia, dễ thấy nhất là trong cty lúc đi làm sẽ luôn thấy người nổi trội hơn những người còn lại cho dù học cùng học 1 trường học cùng 1 thầy bỏ ra những khoảng thời gian học như nhau, đúng trong cuộc sống thứ quý giá nhất là sức khỏe và thời gian, nếu kiểm soát và dùng 2 thứ đó 1 cách đúng đắn thì sẽ có kết quả

3 Likes

Cho một đứa trẻ học lập trình tôi thấy có sự khác biệt rõ rệt.

Trước khi học lập trình

  • Mẹ :pouting_woman:: “Con sang bachhoaxanh gần đây mua giúp mẹ 1 kg cải xanh nhé”
  • :baby:: "Vâng ạ"
    (Bé ra cửa hàng nhưng cải xanh đã hết nên bé không biết phải làm thế nào)

Sau khi học lập trình

  • Mẹ :pouting_woman:: “Con sang bachhoaxanh gần đây mua giúp mẹ 1 kg cải xanh nhé”
  • :baby:: "Nếu không có cải xanh thì sao mẹ?"
  • Mẹ :pouting_woman:: “Vậy con mua 1 kg rau muốn nhé”
  • :baby:: "Nhỡ cửa hàng chưa mở cửa thì sao mẹ?"
  • Mẹ :pouting_woman:: “Vậy con hãy quay về, để mẹ nhờ bố đi làm về ghé ngang qua siêu thị mua cải xanh”.
4 Likes

Bé: “Con nghĩ giờ này cửa hàng chưa mở cửa đâu, nên mẹ nhờ ba mua đi nhé! con đi chơi đây”

2 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?