Kinh nghiệm xin việc cho sinh viên mới ra trường

Cho em hỏi 1 số thắc mắc khi xin việc cho sinh viên mới ra trường ạ:
1: Sinh viên mới ra trường có ứng tuyển vị trí junior được không?
2: Số năm kinh nghiệm trong các yêu cầu công việc là kinh nghiệm thực tế hay tính luôn thời gian học làm project ở trường?
3: Khoảng bao lâu sau khi nộp cv mà không phản hồi thì biết rớt?
Và cuối cùng: em mới ra trường và vừa thi được tính chỉ AZ-204 của microsoft + 4 tháng thực tập tốt nghiệp + tự tin với các framework angular/reactjs/.net core/expressjs(nodejs) không bt em ứng tuyển vị trí junior dc không hay nên bắt đầu từ fresher?

tất nhiên là được, miễn bạn giỏi thì gì cũng được

Đây cũng giống như là “một chút”, “một lát”, “một tí”, đều là khái niệm chung chung để ước lượng mức độ năng lực, đáp ứng công việc
Chỉ cần hiểu rằng số năm yêu cầu càng lớn là yêu cầu càng cao, thế thôi
Ứng tuyển thì cũng ước chừng, chứ người ta tuyển 5 năm kinh nghiệm mà mới làm việc được 6 tháng đã apply vào thì người ta cũng sẽ bỏ qua thôi

Không chờ đợi gì cả, cty nào gọi trước thì đi pv trước

quan trọng là bạn có làm được gì với những gì bạn kể ra hay không mà thôi
còn cái đống mà bạn kể ở trên chưa chắc một middle đã đạt được

2 Likes

Mình cũng bổ sung/ có ý kiến khác so với ý kiến rất đáng giá của bạn @kisuluoibieng ở trên để chủ topic có thêm góc nhìn.

  1. Apply vào vị trí nào là quyền của bạn, được hay không thì không chắc, họ sẽ cho bạn biết sau khi phỏng vấn

  2. Số năm kinh nghiệm tương đương với thời gian bạn đã kiếm được tiền từ nghề đang đề cập. Sẽ có người nói bận làm project sao có thể kiếm tiền lúc đó => hãy hỏi xem nếu một người thuê bạn làm project tương đương, bạn sẽ được bao nhiêu hoặc bạn phải thuê người khác thì bao nhiêu. Lấy số tiền chia cho số tháng để ra thu nhập nếu quan tâm đến con số cụ thể, lấy số tháng / năm để tính “năm kinh nghiệm”.

  3. Không có chuyện nộp CV là biết rớt hay không. Rớt ở đây theo ý bạn là gì? Trong thực tế chỉ có là bạn có nhận được phản hồi hay là không. Có khi tận 10 năm sau đi làm bạn mới nhận được cuộc gọi hoặc email từ công ty bạn từng nộp đơn. Mình không đùa nhé, có chuyện đó xảy ra thật.

  4. Những cái bạn kể không có nhiều ý nghĩa với nhà tuyển dụng. Trong thực tế, bạn phải xem đơn vị bạn nộp CV là dạng công ty nào, mô tả vị trí công việc bạn được nhận cụ thể ra sao, và các yêu cầu phụ thêm hoặc dạng lợi ích về đào tạo mà bạn nhận được. Có những công ty chỉ đơn giản là bạn có bằng ở trường X, gọi bạn phỏng vấn thấy thấi độ ổn là họ nhận, đào tạo trong N tháng rồi tham gia team dự án cụ thể. Trong khi đó, có những công ty khác không thèm phản hồi bạn khi họ đọc CV thấy không hợp khẩu vị. Cũng có những đơn vị phỏng vấn nhiều lần, đến vòng 3, 4 gì đó bạn mới biết là bạn có được nhận hay không.

Như vậy, những gì bạn trình bày ở trên thì giả sử mình là nhà tuyển dụng, mình sẽ phỏng vấn trước qua điện thoại để xem những năm bạn đi học bạn có học bổng hay không, hoặc bạn có tham gia code kiếc gì đó từng kiếm được tiền hay chưa để tính cho bạn số tháng kinh nghiệm mà bạn có. Hoặc xem trực tiếp những sản phẩm mà bạn từng chung tay làm. Nếu chỉ có duy nhất một cái project kiểu đề tài tốt nghiệp thì xin được xem và đặt câu hỏi để biết thực sự bạn đã nhúng tay đến đâu.

CNTT là ngành khoa học ứng dụng, có tạo ra sản phẩm, cho nên, người ta thích nhìn vào sản phẩm để đánh giá ứng viên. Ngay cả những ngành mà sản phẩm tạo ra rất mơ hồ (sản phẩm của MC, hướng dẫn viên du lịch, giáo viên), hoặc sản phẩm mang tính tập thể chứ một người khó có thể làm nên chuyện gì (ví dụ sản phẩm của kỹ sư hoá dầu), thì ngày nay người ta cũng vẫn có thể đánh giá được thông qua những câu chuyện “người thật, việc thật” hoặc những gì họ để lại như bằng khen, giải thưởng, bài báo nói về họ, lời giới thiệu từ người khác…

Ngày nay, các đơn vị tuyển dụng tuy đã dễ dãi hơn rất nhiều so với trước đây nhưng họ cũng đòi hỏi ứng viên phải có tư duy của một chủ doanh nghiệp/ quản lý dự án. Bởi vì nếu ứng viên chỉ theo kiểu “cái gì cũng biết” thì gần như anh ta chẳng biết gì cả, nhận vào sẽ tiêu tốn nguồn lực rất nhiều, nhất là mất đi năng lượng của team.

Kinh nghiệm của mình là áp dụng Binh pháp Tôn Tử “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Nghĩa là phải bỏ thời gian công sức để nâng cao năng lực nghề và năng lực tìm việc, tìm những công ty phù hợp theo kiểu “liệu cơm gắp mắm”, tránh vào công ty quá cao so với sức, cũng tránh vào công ty mà ngay ngày đầu tiên đi làm đã thấy nản. Có một số bạn mình biết thích công ty đó quá nhưng năng lực chưa đủ, họ đã đi đường vòng, nhưng cách này không áp dụng với những người chỉ có kỹ năng nghề mà không có các kỹ năng khác. Đường vòng là sao? Là họ có thể xin vào công ty đó làm các công việc khác, thậm chí nó không liên quan gì đến lập trình ở đây cả: làm bảo vệ, làm chăm sóc cây cảnh, làm nhân viên hoạt náo/ MC, làm nhân viên thu hồi công nợ, làm vệ sinh hoặc cái mà nhiều công ty cần đó là làm sales.

1 Like
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?