JL2: Tạo 1 chương trình Java đầu tiên với Netbeans

JavaLearning 2: Tạo 1 chương trình Java đầu tiên với Netbeans.


Xin chào mọi người :slight_smile: Vậy là đã đến thứ 7 và chúng ta lại học Java :slight_smile: Ở bài trước mình đã viết. Hôm nay chúng ta sẽ mở Netbean và bắt đầu viết 1 chương trình Java đầu tiên nhé :slight_smile: Bắt đầu nào.

I) Tổng quan về NetBeans

Khi mở Netbeans lên, bạn sẽ được 1 giao diện như thế này. Mình sẽ giải thích qua một chút về các thành phần của Netbean nha :slight_smile:

1.View windows: các cửa sổ theo dõi, các log, output hay cây thư mục project sẽ hiển thị ở các cửa sổ này.
2.Toolbar: đây là thanh công cụ, thanh này chứa các nút điều khiển như tạo, lưu project, run/debug project,…
3.Editor: Đây là nơi bạn sẽ code các dòng code Java :slight_smile:
4.Status bar: thanh trạng thái, thỉnh thoảng nó sẽ hiển thị trạng thái của Project.

À, nếu bạn nào thắc mắc là sao Netbean của mình màu đen thì đó là Darktheme nha :)) Bạn có thể cài đặt nó ở đây(Nhìn cool phết, sau ra cafe ngồi code cho ngầu): http://plugins.netbeans.org/plugin/62424/darcula-laf-for-netbeans. Ngoài ra thì mình cũng khuyên mọi người thu nhỏ các View window lại để thuận tiện cho việc code hơn nhé, các bạn cứ yên tâm là nó sẽ hiện lại như cũ bằng các nhấp vào các hình thu nhỏ.


II) Tạo 1 Project Java mới

Ok, chúng ta vừa có một cái nhìn tổng quan về IDE Netbeans, bây giờ hãy cùng tạo một Project Java đầu tiên nào :slight_smile:
Bước 1: Nhấn tổ hợp “Ctrl + Shift + N” bạn sẽ ra một màn hình như dưới đây.

Buoc1

Bước 2: Chọn “Java Application” rồi nhấn “Next”.
*) Chú ý: Nếu đây là lần đầu tiên bạn tạo một Java Project thì hãy chờ một lúc để Netbean load nhé, tầm 1-2 phút thôi.

Bước 3: Đặt tên cho Project của bạn. Còn một số cái nữa như là vị trí của Project trong máy thì các bạn tự chỉnh sao cho phù hợp với mình nhất nhé :slight_smile:

Bước 4: Vậy là bạn đã thành công và sẽ được một màn hình như dưới.


III) 1 file .java có những gì?

Sau khi bạn tạo 1 Project Java mới, bạn sẽ được 1 file .java như sau:

/*
 * To change this license header, choose License Headers in Project Properties.
 * To change this template file, choose Tools | Templates
 * and open the template in the editor.
 */
package javaapplication2;

/**
 *
 * @author D.A.N_3002
 */
public class JavaApplication2 {

    /**
     * @param args the command line arguments
     */
    public static void main(String[] args) {
        // TODO code application logic here
    }
    
}

Ok, xem một file cơ bản thì ta sẽ thấy nó có những từ khoá sau:

  • package: Như tên gọi của nó, package là một nhóm hay tập hợp các thư viện con được định sẵn hoặc là do người dùng tự viết. Có rất nhiều package được dựng sẵn như java, lang, AWT, javax, swing, net, io, util, ...
  • class: Đây là một thứ rất quan trọng trong OOP, nhưng vì chúng ta đang tìm hiểu cơ bản thôi nên hãy làm rõ class là gì trong một bài viết riêng về nó nhé :slight_smile:
  • public static void main(String[] args) Đây là hàm main của Java, toàn bộ code Java của ta sẽ được viết vào trong hàm này. Còn khá nhiều điều để nói về hàm main này, vậy nên các bạn hãy chờ trong các bài viết tiếp theo của mình nha.
  • Còn một điều quan trọng nữa là Comment. Comment có thể bắt đầu bằng 2 từ khoá // hoặc là /* code */. Các comment sẽ không ảnh hưởng gì đến đoạn code của bạn, khi chạy thì chương trình sẽ tự động bỏ qua các comment. Nó như là ghi chú vậy, sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc code đó :))

IV) Cách in thông tin ra màn hình

Đây chắc là phần mà các bạn mong chờ nhất đây, bắt đầu code thôi nào :slight_smile: Để in ra màn hình thì ta sẽ sử dụng 2 dòng code:

  1. System.out.println();: Sau khi in thì sẽ xuống dòng.
  2. System.out.print();: Sau khi in thì chương trình sẽ không xuống dòng.

Những thành phần bạn muốn in ra phải trong dấu ngoặc kép " " nha .Nghe khó hiểu nhỉ @@ Xem thử ví dụ để dễ hiểu nào :slight_smile: Ta có đoạn code như sau (Không phải Hello Word đâu)

package javaapplication2;

public class JavaApplication2 
{
    public static void main(String[] args) 
    {
        System.out.println("Hello Everyone!");
        System.out.print("My Name: ");
        System.out.println("D.A.N_3002");
        System.out.println("Welcome to JavaLearning");
    }
    
}

Sau khi chạy đoạn code (bằng tổ hợp Shift + F6 nhé) thì bạn sẽ được một kết quả như sau, chú ý ở phần Output nào:

Hello Everyone!
My Name: D.A.N_3002
Welcome to JavaLearning

Các bạn thấy đó, câu “Hello Everyone!” mình sử dụng cách 1 để in, sau khi in hết câu đó xong thì chương trình sẽ nhảy xuống dòng rồi mới in tiếp. Nhưng ở câu "My Name: " thì mình lại dùng cách 2, chương trình không xuống dòng mà tiếp tục in “D.A.N_3002” cùng dòng với câu đó luôn :slight_smile: Dễ hiểu hơn rồi đúng không nào. Nhưng nếu ta gộp lại như thế này thì vẫn có chung 1 Output

        System.out.println("Hello Everyone!");
        System.out.println("My Name: D.A.N_3002");
        System.out.println("Welcome to JavaLearning");

Bài tập time :slight_smile:

Bài 1: Hãy viết một chương trình để in ra câu chào và giới thiệu họ tên của bạn theo mẫu sau:

Xin chào!
Tôi tên là: ...
Năm nay tôi ... tuổi
Đây là chương trình Java đầu tiên của tôi!
Solution

Hy vọng bạn làm đúng :slight_smile:

package javaapplication2;

public class JavaApplication2 
{
    public static void main(String[] args) 
    {
        System.out.println("Xin chào!");
        System.out.println("Tôi tên là: DAN");
        System.out.println("Năm nay tôi 15 tuổi");
        System.out.println("Đây là chương trình Java đầu tiên của tôi!");
    }

Vì chúng ta mới chỉ tìm hiểu một chút về Java thôi nên sẽ chỉ có một bài nhé. Mình khuyến khích các bạn tự nghĩ các bài tập để làm :slight_smile: Và … Chào mừng bạn đã đến với Java :))


Vậy là đã kết thúc bài thứ 2 rồi :)) Cảm ơn các bạn rất nhiều khi đã đọc đến đây, nếu các bạn thấy bài viết này hay và ủng hộ mình thì có thể Star Repo này trên GitHub: https://github.com/DAN3002/Java-Vietnamese. Các bài viết sẽ được mình up dần lên hàng tuần vào thứ 2 và thứ 7 :))

2 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?