Hỏi về Pháp luật đại cương

Theo quy định của Bộ luật dân sư năm 2015 thì trong các sau, trường hợp nào thì A có quyền đòi lại tài sản từ C? Tại sao? Trường hợp nào thì không? Tại sao? Phân tích và nêu rõ các căn cứ pháp lý.

  1. B trộm của A chiếc xe đạp của A và đem bán. C đã mua chiếc xe đó vì nghĩ rằng đó là xe của B mà không biết là B đã ăn trộm

Đáp án: đòi B bồi thường(điều 170 Bộ luật Dân sự)

Thắc mắc: điều 167 có nói rõ:

Chủ sở hữu (A) có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình (C) trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản (B); trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu (A) có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

Trong Th này thì hợp đồng là hợp đồng đền bù (vì B nhận đc tiền, C nhận được xe), tài sản (xe) của chủ sở hữu (A) bị lấy cắp, bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu thì đáp án phải là A đòi được của C chứ ạ?

  1. A cho B mượn 1 chiếc xe đạp, B bán chiếc xe đạp đó cho C sau khi đã lừa dối để C tin rằng đó là xe của mình, việc mua bán diễn ra công khai và đúng giá trị tài sản.

Đáp án: đòi B bồi thường (170)

Thắc mắc: Em thấy A cx đòi được C chứ ạ. Hay là do A cho B mượn chứ không phải “động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu” nên không phù hợp với điều 167 mà chỉ phù hợp với điều 170 ạ?

Mọi người giúp em với ạ. Em cảm ơn ạ

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?