Hạnh kiểm khá có sao không?

em đanh học lớp 11 nhưng chẳng may bị mắc mấy lỗi lặt vặt là không mang vở, không chép bài, không làm bài tập dẫn tới hạnh kiểm khá, không biết sau này nó có ảnh hưởng gì không ạ ?

6 Likes

Hạnh kiểm khá thì có vấn đề gì mà lo lắng vậy bạn. Bao giờ là hạnh kiểm yếu hoặc kém thì lúc đó mới ảnh hưởng đến vấn đề lên lớp của bạn.

1 Like

ko ảnh hưởng gì nhé :smiley:

2 Likes

Ảnh hưởng 2 đối tượng:

  1. Em: Hạnh kiểm từ TB trở xuống thì hình như hơi căng.
  2. Giáo viên: Bị trừ điểm thi đua/thành tích.

Ý kiến cá nhân: Bậc “hạnh kiểm” trong tương lai nên dẹp bỏ vì có nhiều điểm tiêu cực. Đạo đức con người không nên được đánh giá bằng thứ bậc, hơn nữa “hạnh kiểm” nó lại được đánh giá bởi riêng một cá nhân/tổ chức (thầy cô giáo/trường học) nên rất vô lý, ảnh hưởng đến tâm lý học sinh tuổi đến trường.

17 Likes

Cậu sẽ không được học sinh giỏi nữa, nếu cậu bị hạ hạnh kiểm.
Tuy nhiên, vấn đề của cậu liên quan tới câu nói của cậu:

Tớ đồ là cậu không có ý gì, nhưng có những người sẽ hiểu rằng cậu là một người vô cùng độc ác và rất tiêu cực. Thông thường, một người tích cực sẽ lo lắng cho đối phương, người vì những người còn lại mà dọn dẹp thủy ngân.
Hi vọng cậu không như vậy. Nếu chẳng may cậu có, và nếu cậu tiếp tục kiểu suy nghĩ như vậy, việc hạ hạnh kiểm chỉ là 1 hình phạt rất nhỏ so với những thứ cậu xứng đáng nhận được trong tương lai.

5 Likes

Nếu chỉ dựa vọ câu chuyện của bạn đó, thì mình cho rằng câu nói đó rất bình thường, vô thưởng vô phạt. Có thể nó không đẹp như là 1 câu như “cô có sao không, em lo cho cô quá” hay tương tự vậy, nhưng nó không đáng để đánh giá 1 đứa con nít lớp 6 là xấu bằng cách hạ hạnh kiểm của nó.

Đánh giá hạnh kiểm trong môi trường dạy học ở VN là 1 hành đông vô cùng phi giáo dục, cần phải xoá bỏ.

3 Likes

Ừ, tớ đồng ý với cậu :smile: Đó là lý do tớ có đề cập “tớ đồ là cậu không có ý gì”.
Tớ chỉ muốn giải thích và hướng cậu ấy tới suy nghĩ tích cực. Đó là hành động giáo dục mà tớ hướng tới cho bạn nhỏ đó :smile:
Tớ cũng đồng ý là việc này không đáng để hạ hạnh kiểm, nếu như câu chuyện của bạn ấy kể không lược bớt bất cứ sự thật nào. Tuy nhiên, bạn nhỏ đó hỏi “có sao không nếu bị vậy?”, chứ không than phiền “em nói thế thôi mà cũng bị hạ hạnh kiểm” hay chối bỏ sai lầm của mình. Điều đó nói lên việc bạn nhỏ đó đã thừa nhận lỗi và chấp nhận hình phạt. Đó lại là thái độ tích cực mà tớ đánh giá cao.

Hì, tớ nghĩ “hạnh kiểm” là KPI để đánh giá đạo đức, đó cũng là một trong các mục tiêu giáo dục. Có lẽ sẽ tốt hơn nếu giữ nó lại, ít nhất để tránh hiểu nhầm nền giáo dục chúng ta promote các bạn trở thành những tên a**hole có trình độ :sweat_smile:

4 Likes

Vâng, mình chỉ muốn comment phản biện lại ý cuối.
Trường học là môi trườgn để dạy con người ta trở thành người tốt (kiến thức là phần sau đó, Tiên học Lễ - Hậu hoc văn), và đối tượng được dạy là con nít, tụi nó đang học hỏi và sẽ lớn lên từng ngày. Tụi nó phải có sai thì mới cần phải dạy.

Thứ duy nhất đươc phép đánh gía 1 con người về mặt đạo đức, là cái Lý lịch tư pháp của người đó, vì Pháp luật luôn được đặt lên trên đạo đức, dù muốn hay không.

Nhà trường không nên và không có quyền đánh giá tư cách đạo đức của 1 con người.

4 Likes

Cái này bạn phải hỏi thầy cô bạn bè rồi

1 Like

Có lẽ là hơi off-topic chút, khi chúng ta bàn thêm về cách đánh giá đạo đức.
Tớ hiểu quan điểm giáo dục và quan điểm đánh giá đạo đức của cậu :smile: Tuy nhiên, để tránh hiểu nhầm từ các bạn nhỏ về tầm quan trọng của giáo dục và đạo đức, cũng như tránh sự nhập nhằng với pháp luật, tớ xin phép đưa ra quan điểm nha :smile:

Tớ đồng ý với cậu trường học là nơi dạy người ta trở thành người tốt. Cơ mà việc “phải có sai mới cần phải dạy” có lẽ nên được chỉnh lại thành “tụi nhỏ cần được uốn nắn để trở thành người tốt” (“uốn nắn” ở đây yêu cầu sự theo dõi sát sao + điều chỉnh khi có những sai lệch nhỏ). Ít nhất, nó sẽ không khiến các bạn nhỏ hiểu nhầm việc các bạn ấy có thể phạm các sai lầm lớn (đặc biệt là về mặt đạo đức) nhưng vẫn được chấp nhận.

Tớ e là tớ không đồng ý với quan điểm này rồi :smile: Tớ biết rất nhiều kẻ đê tiện, vô đạo đức, vô giáo dục, nhưng có lý lịch tư pháp vô cùng trong sạch. Chẳng hạn, nếu tớ cư xử như 1 tên mod vô lại, chỉ trích và khóa tài khoản của người nào phản đối ý kiến của tớ trên diễn đàn này, hiển nhiên tớ không gặp vấn đề gì về mặt pháp luật, nhưng tất cả mọi người đều có thể nói tớ là kẻ vô lạicặn bã :smile:

Thường, pháp luật được thiết kế để bảo vệ giá trị đạo đức nhất có thể, tuy nhiên, đạo đức lại là phạm trù tương đối trừu tượng và rất khó để đánh giá và mô tả thành văn bản luật pháp, vậy nên, chúng ta thường thấy các hành vi không tốt về mặt đạo đức, nhưng cũng không bị đánh giá theo mặt pháp luật.
Tớ không nghĩ “pháp luật” nên ở trên “đạo đức”, nói đúng hơn là khó để so sánh. Nếu cậu vi phạm pháp luật, cậu bị phạt. Nhưng nếu cậu vi phạm đạo đức, cậu nhiều khi không bị sao cả. Vì thế, nhiều người ưu tiên việc không vi phạm pháp luật, và bỏ qua yếu tố đạo đức để đạt được lợi ích của mình, cho dù việc vi phạm đạo đức cũng có nhiều hệ quả thậm chí nghiêm trọng hơn vi phạm pháp luật.

Hì hì. Nếu cậu muốn biết ai đó có đạo đức hay không, cậu phải đánh giá, đúng chứ? :smile:
Tớ nghĩ việc đánh giá hạnh kiểm có lẽ không hoàn hảo. Cơ mà vẫn cần có hệ thống nào đó để đánh giá việc này. Vậy nên, có thể sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể cải thiện hệ thống đánh giá hạnh kiểm, thay vì đơn giản là bỏ nó.


Tớ sẽ không bàn chi tiết quá về việc liên quan tới giáo dục, hay cố gắng để thay đổi quan điểm của bất cứ ai. Tuy nhiên, tớ rất mong các bạn trẻ không quá coi thường việc đánh giá hạnh kiểm và đạo đức nói chung trong giáo dục phổ thông. Việc các bạn suy nghĩ tích cực, rèn luyện, được giáo dục để có nhân cách và đạo đức tốt sẽ khiến cho tương lai xã hội chúng ta tốt lên rất nhiều. Vì các cậu đọc những comment của tớ, tớ cũng trở thành 1 thành phần trong việc giáo dục các bạn.

2 Likes

Mình nghĩ là Mr Library quên mất một khía cạnh rất quan trọng khi nói về “đạo đức” của một ai đó, là “đánh giá theo tiêu chuẩn của ai”.

Đầu tiên, và là quan trọng nhất, “đạo đức” phải tuân thủ theo tiêu chuẩn (hoặc nằm trong khuôn khổ) của pháp luật. Mà pháp luật, ở mức độ lý tưởng, thì được xây dựng và phát triển/chỉnh sửa dựa trên 2 nền tảng là các giá trị đạo đức phổ quát của đất nước đó, và sự tiến bộ của khoa học/học thuyết/lý luận.

Vi dụ vầy, ngày xưa thì theo chế độ đa thê, hoặc hôn nhân cận huyết. Nhưng ngày nay, hôn nhân cận huyết bị cấm, đó là nhờ sự phát triển của khoa học. Giờ có vợ xong có bồ nhí là bị chửi ngoại tình ngay và luôn, chứ đừng nói tới viêc cưới vợ hai. Nhưng, bạn có thể quay lại nói rằng tổ tiên mình ngày xưa là phường vô đạo đức không, nếu theo quy chiếu đạo đức ngày nay?

Kế đến, là tieu chuẩn đạo đức của ai. Ông Giản Tư Trung từng có buổi nói chuyện, có ý này mình diễn đạt lại chứ không phải nguyên văn. Khi mình đánh giá đạo đức, thì trước hết là theo tieu chuẩn đạo đức của cá nhân mình (hoặc gia đình mình, nếu mọi thành viên cùng chia sẽ 1 giá trị), rồi kế tới là của địa phương mình ở, hoặc rộng hơn là ở nước mình, và kế nữa là theo tiêu chuẩn của thế giới.

Ban không thể lấy tiêu chuẩn đạo đức của người Kinh đem lên áp đặt cho người dân tôc thiểu số, dù là cùng người VIệt Nam. Bạn không thẻ áp đặt tiêu chuẩn chung thủy hôn nhân của bạn, một người Viet, để đánh giá những người thích sống “bầy đàn” 1 vợ nhiều chồng, 1 chồng nhiều vợ, hay thậm chí nhiều vợ - nhiều chồng sống và chia sẻ bạn tình với nhau ở Mỹ hoặc Ấn (tìm hiểu group marriage, hay polygamy…)

Giới quý tộc phương Tây ngày xưa chỉ làm hôn nhân cận huyết để duy trình dòng máu quý tộc thuần chủng. THời điểm đó, giá trị đạo đức đó không có gì bất ổn, cho tới khi nó sinh ra quái thai dị dạng, thì bó buộc phải thay đổi.

Tất nhiên, những lối sống bị ảnh hưởng bởi tiêu chuẩn đạo đức đó có thể không tốt, và như mình nói ở trên, nó sẽ dần được điều chỉnh bở khoa học và pháp luật.

Nói ngắn gọn, bạn khong thể áp đặt tiêu chuẩn đạo đức cá nhân của mình cho 1 người khác. Chỉ có Pháp luật làm đuọc điều đó, vì nó cần thiết.

Bạn có quyền đánh giá đạo đức của người khác, và giữ nó cho riêng bạn. Chứ bạn không nên lấy tiêu chuẩn đó ra làm ảnh hưởng tới người khác. Nhìn theo khía cạnh ngược lại, thì hành động đánh giá làm ảnh hưởng người khác như vậy là thiếu đạo đức.

4 Likes

Xin cho /me chen ngang thắc mắc chút xíu là sao từ nhà trường lại chuyển thành cá nhân rồi? Hình như 2 quan điểm này khác nhau mà nhỉ?

3 Likes

Cảm ơn cậu về comment này nha :smile: Nó chính xác là thứ bổ sung cho quan điểm đánh giá đạo đức mà tớ đề cập. Tớ đã chủ đích rút gọn việc đánh giá đạo đức như thế nào, mà chỉ đưa ra câu hỏi, để tránh sa đà vào việc thảo luận điều không liên quan.
Tớ nghĩ chúng ta cùng quan điểm với nhau về mọi vấn đề rồi :smile:

6 Likes

Thực tế trong việc đánh giá hạnh kiểm là nhà trường đang làm theo quy định của pháp luật đó thôi. Pháp luật Việt Nam, mà cụ thể là các quy định trong lĩnh vực giáo dục, thể hiện cơ chế như thế thì phải follow bạn à. Nếu muốn thay đổi, thì mời bạn gửi ý kiến lên đề nghị với các chuyên gia, lãnh đạo nhe.

6 Likes

Em lớp 8 hạnh kiểm khá có ảnh hưởng gì không ạ?

1 Like

Em hạnh kiểm khá có ảnh hưởng việc thi tuyển 10 không ạ?

2 Likes

hạnh kiểm khá do nghịch ngợm đánh bạn thì mình là ông chủ mình ko bao h nhận 1 người như thế

Bạn tìm hiểu điều kiện duyệt hồ sơ thi vào lớp 10 của mỗi trường hoặc của Sở nơi bạn đang theo học. Ví dụ có trường yêu cầu điểm trung bình chung các môn năm lớp 9 của bạn từ 7.5 trở lên và hạnh kiểm từ khá trở lên thì bạn có thể qua vòng hồ sơ.

2 Likes

Đúng đúng em năm nay học lớp 11 lực học cũng bình thường thôi . Trong lớp cũng kh có gì khá nổi bật . Nhưng mà kh hiểu mình đã mắc lỗi lầm gì mà khiến cho cô giáo để hạnh kiểm khá suốt năm lớp 10 và lớp 11 . Em thấy rất bất mãn . Trong lớp còn có một bạn nữ kém hơn em Suốt ngày son phấn rồi yêu đương nhăng nhít chưa kể là còn hay mặc sai đồng phục quy định bị nhiều thầy cô nhắc nhở rồi nhưng mà hạnh kiểm vẫn tốt bình thường . Mọi người biết tại sao kh ạ ? Tại vì do bạn đấy có thím dạy ở trong trường kiểu con ông cháu cha ý mọi người . Điều này khiến em bức xúc lắm . Mình chẳng làm gì quá đáng có mắc lỗi thì cũng chỉ mắc vài lỗi cơ bản như ngủ gật trong lớp hay đúng 1 lần đeo dép lê lên trường đơn giản vài lỗi nhỏ nhặn đấy thôi cũng kh phải mắc liên tục . Điều đấy có xứng đáng bị hạ một bậc hạnh kiểm kh ạ ? Cả lớp hạnh kiểm tốt mỗi mình hanh kiểm khá . Ai cũng kh hiểu tại sao lại bị hạnh kiểm khá luôn ạ

2 Likes

Chào Phương, mình rất thấu hiểu tâm trạng của bạn. Xã hội không bao giờ có sự công bằng. Bạn có thể là nên cảm thấy vui vì đã được trải nghiệm và nhận thức cuộc sống sớm hơn bạn bè cùng trang lứa.
Bạn đừng nên để cảm xúc tiêu cực chi phối cuộc sống của mình. Thực sự điểm số và hạnh kiểm cấp 3 sẽ chẳng còn chút xíu ảnh hưởng gì đến cuộc sống năm bạn 30 tuổi.
Quay trở lại với hạnh kiểm khá của bạn, ở đây mình thấy có 3 luận điểm cần phải phân tích:

Tiên trách trỉ hậu trách nhân, cho mình hỏi vì sao bạn ngủ gật trong lớp, tại sao bạn mang dép lê và phạm các lỗi mà bạn cho là nhỏ nhặt khác?
Bạn nghĩ mình có thể tuân theo kỷ luật nhà trường và không mắc những lỗi lặt vặt đó vào năm học sau được không? Điều đó có quá khó với bạn không?

Bạn từng có khúc mắc gì với cô giáo chưa?
Bạn có thích cô giáo không? Bạn có học tốt môn học của cô không?
Theo bạn thì cô giáo là người thiên vị hay công tâm?
Theo bạn thì cô có ác cảm với học sinh nào khác (ở cùng lớp, và khác lớp) ngoài bạn hay không?
Bạn có bao giờ hỏi trực tiếp cô giáo về khúc mắc của bạn chưa?

Bạn đang bị mắc 1 sai lầm lớn, đó là đố kị.
Son phấn không vi phạm kỉ luật, yêu đương nhăn nhít cũng không vi phạm kỉ luật. Mặc sai đồng phục rất khó đánh giá, nó có dễ thấy như việc đeo dép lê không? Và bạn ấy có thực sự “vi phạm” nhiều như bạn nhận xét, hay là sự “đố kị”, “so sánh” làm tăng nặng tình tiết?
Kể cả khi bạn nữ đó thực sự vi phạm kỉ luật nặng và không bị xử lý, thì nó cũng không thể ảnh hưởng đến phán xét hạnh kiểm của bạn, vì 2 trường hợp độc lập.
Mình lấy ví dụ thế này: Bạn ra đường vượt đèn đỏ và bị cảnh sát bắt lại, bạn lấy lý do là thằng kia cũng vượt đèn đỏ sao cảnh sát không bắt nó mà bắt bạn? Việc cảnh sát có bắt được thằng kia hay không thì không liên quan tới việc bạn vi phạm giao thông và phải bị xử phạt.

Mình viết những dòng này không nhầm mục đích dìm bạn. Mình muốn bạn bỏ một xíu thời gian nhìn lại bản thân và sống cho chính mình. Cố gắng đừng vi phạm những thứ nhỏ nhặt để nó tích tụ lại thành thứ to lớn hơn. Bạn có thể sống cởi mở, hòa đồng và làm một học sinh gương mẫu trong năm nay không? Bạn có thể mặc kệ thị phi và ganh ghét để đi trên con đường của mình không?

3 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?