Fastest way to learn basic of Programming [P1]

Xin chào cả nhà. Căn bản lập trình là thứ bắt đầu đầy nước mắt của lập trình viên :joy:, và một khi bạn đã “qua cơn nguy kịch” thì bạn sẽ sống dậy đầy mạnh mẽ (code liên tục ^^) và đôi khi lại quen 1 thứ gì đấy thì lại lật lại mà xem nhưng nhìn lại sẽ dễ hiểu hơn nhưng lại loằn ngoằn…
Hôm nay, em mạn phép tung series dành cho các bạn newbie là “Fastest Way to learn basic of Programming” (đại loại như for Dummies nhưng ngắn hơn) để các bạn bước lên nhanh chóng trong con đường đến “vinh quang” (vào công ty sẽ biết vinh quang cỡ nào :cry:)
Series này dựa trên sự hợp tác của Steve Alan (@conan4582) và… mấy cuốn sách. ^^ Nên có gì sai sót thì các bạn bỏ qua cho (mấy thím tester find bug giúp ^^). Ngôn ngữ em áp dụng sẽ là Java.

Mình chỉ nói cơ bản, chứ không nói đến bên cấu trúc máy tính, nên ai học 
Cấu trúc máy tính đừng ném đá mình

NHẬP MÔN LẬP TRÌNH

Những thứ ban đầu

Định danh (Indentify): định danh?? nghe khó hiểu chứ thật ra chẳng khó hiểu gì. đó là TÊN thôi. ``` Fact: Mỗi ngôn ngữ đều có các kiểu định danh riêng (đại khái là tên như thế nào là ok ấy mà) ``` Biến (Variable): biến giống như là USB, nó có tên, có chứa dữ liệu,... nói chung đó là một cái Định danh chứa 1 Kiểu xác định và có thể thay đổi -> Xác định là USB rồi. ``` Fact: Biến lúc khai báo sẽ được cấp cho một số địa chỉ, địa chỉ ấy xác định vị trí nơi nó nằm trên RAM. ``` Lệnh (command): là đơn vị cơ bản của 1 ngôn ngữ lập trình, là một tin nhắn đến máy tính và bảo nó làm một việc gì đấy. VD: print(); -> "Cưng ơi, in cho anh cái dòng abc này ra màn hình nhá :)". Mỗi lệnh sẽ được kết thúc bằng các dấu như "; huyền thoại"... ``` Fact: Mỗi ngôn ngữ lập trình sẽ qui định kiểu kết thúc lệnh khác nhau. ``` Kiểu (Data Type): qui định trên biến (USB) chỉ chứa kiểu dữ liệu nào đó. Gồm có 3 kiểu cơ bản: Số Nguyên (Integer), Số Thực(Real-Float), Chuỗi-Kí Tự(char-string) và Logic(True/False). VD trên USB a chỉ chứa Nhạc, USB b chỉ chứa tài liệu, USB c chứa phim (chẳng biết là phim gì :smirk:) ... ``` Fact: Các ngôn ngữ hiện đại (JS,Ruby,Python,Perl) thường ít yêu cầu xác định kiểu khi khởi tạo biến ``` Hằng (Constant/Literal): là biến chỉ đọc hay không thể thay đổi giá trị. và Hằng yêu cầu gán 1 giá trị xác định lúc khởi tạo. VD: Trên USB e là Read-Only chứa File a,b,c bạn chỉ có thể đọc chứ chẳng edit được gì cả.

Khối lệnh (Block Code): là nơi chứa 1 số lệnh nhất định.

Fact: Mỗi ngôn ngữ sẽ có một kiễu khai báo khối khác nhau {}, begin-end...

Toán tử (Operator): là phép toán. Vậy thôi ‘_’.
Gồm có 4 kiểu cơ bản: Toán tử Số, Chuỗi, Boolean (AND,OR,…) và, So sánh

Mảng (Array): là cái… hộp, có nhiều ngăn, mỗi ngăn chứa 1 món đồ ^6^. Thật ra nó là biến có thể lưu nhiều giá trị ở mỗi “vùng chứa” khác nhau. mỗi vùng chứa gọi là “phần tử”

Fact: giá trị của các phần tử thuộc mảng sẽ được thêm vào nhưng không thể thêm vùng chứa trong lúc thực thi.

Gán giá trị (Assignment): là cất một giá trị nào đó vào biến và… nó sẽ nằm ở đấy (lưu-gán).

Từ khóa (Keywords): là những tên xác định và không thể làm định danh cho biến, và dùng để làm một việc xác định.

Fact: Mỗi ngôn ngữ có danh sách từ khóa khác nhau. Perl là ngôn ngữ có ít từ khóa nhất.

Thôi, giờ em đi học bài đây :frowning: . Em sẽ viết part 2 nhanh nhất có thể. Mong mọi người ủng họ em.

31 Likes

Góp ý chút :slight_smile:
thứ nhất: bác nên cho một ví dụ minh họa thì người đọc dễ hình dung hơn, hoặc không thì dùng một tấm hình minh họa :smile:
thứ hai: hóng bài kế tiếp :v

4 Likes

cách tiếp cận khá là trực quan và thú vị. nhưng bài sau thêm chút code là hợp lý :slight_smile:

3 Likes

Great! :blush: dẫn dắt thú vị, hoạt bát :smile:

2 Likes

Ủng hộ bạn :smiley:
Bài viết khá là thú vị. Cách viết ngắn gọn.
Nhưng nếu cho 1 newbie thực sự thì mình thắc mắc là nó có ngắn gọn quá không nhỉ :joy:

1 Like

mình nghĩ vầy là đủ để hiểu các khái niệm rồi ^^

4 Likes

Thêm tiếng anh nhé :slight_smile:

2 Likes

mấy cái định nghĩa hở anh?

Các thuật ngữ như định danh, biến,… :grinning: nên để tiếng anh mở ngoặc tiếng việt thì hợp lý hơn.

1 Like

thanks anh, em fix liền :smile:

dự là chỉ 2 nữa part 2 sẽ ra… ^^. Nhờ mọi người góp ý giúp em vs :smiley:

2 Likes

Phần 2 đã ra lò rồi nhé : Fastest way to learn basic of Programming [P2]

1 Like

Phần 3 đã ra lò Fastest way to learn basic of OOP [P3]

3 Likes

Góp ý: mấy câu quote đừng nên bỏ trong thẻ code mà bỏ vào quote để người dùng dễ theo dõi hơn.

3 Likes

Mình thì không dám đi đường tắt vì sợ như Darth Vader trong Start War :joy:

1 Like

Đi đường tắt thì cần phải rất tỉnh táo không sẽ bị cám dỗ, nhưng nếu thành công thì đó lại là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để tiến tới thành công :smile:

1 Like

hay lắm bạn, mình ủng hộ cách sử dụng những hình ảnh liên tưởng đến các từ khóa liên quan đến bài học, hình ảnh liên tưởng giúp mình tiếp cận các từ khóa nhanh chóng hơn, nếu thêm ví dụ sau mỗi định nghĩa từ khóa thì tuyệt cú mèo:gift:

1 Like
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?