Tại sao nếu xét việc hạt nhân ng tử bị giật lùi khi phát ra photon thì lại ảnh hưởng đến bước sóng thu được?
Độ biến thiên của bước sóng trong quang phổ vạch phát xạ
hình như dạo này bạn hỏi nhầm forum thì phải
Học đâu có quan trọng hình thức đâu
Chỉ cần có người chịu giúp thôi ạ, mà bởi e cũng muốn thi CNTT nữa ạ, xin lỗi nếu đã làm phiền
Vào 4rum vật lý dễ có đc câu trả lời hơn. Thi đh xong là mấy cái lý này quên hết, ô nào làm game thì may ra nhớ đc mấy cái xử lý va chạm
Bị giật lùi là sao bạn ?
Kiểu bảo toàn động lượng khi photon di chuyển về phía trước
Thực tế vật lý lượng tử rất khác. Không nhầm thì photon không có khối lượng.
ko có khối lượng nghỉ cơ mà nó vẫn có động lượng là h/ ( bước sóng) , theo ct e= mc^2 photon vẫn có khối lượng khi chuyển động là h/ c.( bước sóng)
Bạn đọc ở đâu vậy ?
Theo những gì mình biết thì không có hiện tượng đó.
Nó không giống sóng cơ học đâu.
Khối lượng khi chuyển động với khối lượng nghỉ khác nhau như thế nào ?
Photon có khối lượng nha.
Có thể dễ dàng tính được qua thuyết tương đối của Einstein. (Nếu Einstein sai thì coi như bạn đúng. )
Tính khối tượng photon
Photon ứng với bức xạ điện từ đơn sắc có tần số f thì có năng lượng E = hf.
Theo TTĐ của Einstein thì E = m.c2
m = E / c2 = hf / c2
Gọi m0 là khối lượng nghỉ của photon thì khối lượng khi chuyển động là:
Với khái niệm khối lượng nghỉ và khối lượng theo wikipedia.
Mình thấy câu hỏi của thớt cũng hay, chỉ tiếc là hỏi nhầm forum.
Còn tại sao thì bạn tìm hiểu về va chạm đàn hồi xuyên tâm.
Vậy phải nói cụ thể khối lượng nghỉ, khối lượng toàn phần, không dễ nhầm ý nhau lắm.
Phát xạ có nghĩa là nó mất năng lượng, năng lượng cao ứng với ánh sáng có bước sóng ngắn (và ngược lại).
Phát ra photon làm electron giảm mức năng lượng nên bước sóng của photon tiếp theo sẽ lớn hơn ^^
Còn hạt nhân nguyên tử có giật lùi hay không thì chương trình phổ thông cũng không thấy đề cập đến chỉ có giật lùi khi phân rã hoặc phóng xạ thôi.
p/s: uầy, kiến thức mình vẫn nhớ phết
Nếu xét đến chuyển động của hạt nhân thì lúc này nguồn phát có vận tốc tương đối khác 0 với điểm đo (người quan sát). Vận tốc photon không đổi, thời gian tính từ nguồn phát đén điểm đo không đổi -> Bước sóng thu được phải thay đổi.
Bạn xem hiệu ứng Doppler, vận tốc ánh sáng thì cùng với thuyết tương đối.
Sóng điện từ nó không giống sóng cơ học đâu.
Không nên hiểu photon như một hột gì đó như hột thóc hột ngô có hình thù và tồn tại dính vào e hoặc nguyên tử. Sau đó tách ra từ e hay nguyên tử và bay nhanh nên dùng công thức cộng trừ thông thường. Chuyển động của e hay hạt nhân là chuyển động cơ học. Ánh sáng là sóng điện từ. Thằng nào theo quy tắc của thằng đó.
Nếu nó ảnh hưởng đáng kể. Thì e quay quanh hạt nhân có khi nó phát ra n bước sóng.
Hi nếu bạn đã tìm hiểu các kiến thức cơ học lượng tử (mình chỉ nghe nói) thì hẳn bạn biết việc áp dụng cơ học Neuton vào là không hợp lý. Một điểm cốt lõi trong cơ học cổ điển là khối lượng của đối tượng là bất biến. F=ma khi đó nếu liên tục gia tốc thì tốc độ tăng vô tận.
Mình đâu có lấy cơ học cổ điển chỗ nào để áp dụng vào cơ học lượng tử đâu nhỉ.
Nếu bạn đã đọc về động năng theo thuyết tương đối hẹp thì bạn sẽ biết rằng khối lượng toàn phần sẽ phụ thuộc vào vận tốc của nó.
Và động năng đó bằng:
Khai triển taylor thì nó sẽ ra là:
Và với v nhỏ thì chỉ lấy đến khai triển đến v2. Đây chính là công thức tính động năng theo cơ học cổ điển.
Mà thực sự thì mình cũng không hiểu chỗ này bạn đang ám chỉ điều gì.
Với lại vấn đề thớt hỏi liên quan đến vật lý lượng tử sao lại đưa vật lý cổ điển vào đây.
À mình nhầm đoạn: “Còn tại sao thì bạn tìm hiểu về va chạm đàn hồi xuyên tâm.”
Chỗ này mình nói cũng chưa đúng lắm.
Như @phamvandung đã nói.
Việc các hạt nhân ngyên tử phát ra (bức xạ) photon không hề ảnh hưởng đến hạt nhân một chút nào. Chỉ là do các electron quanh hạt nhân nhảy xuống mức năng lượng thấp hơn mà thôi.
Nên việc
Hiểu đơn giản là xét hạt nhân bức xạ ra photon khi nó đang di chuyển mà thôi.
Do đó để trả lời được câu hỏi của mình thì thớt phải tìm hiểu về hiệu ứng doppler.
Không áp dụng được doppler vào vụ này đâu.