Điểm số trong trường đại học có quan trọng không?

Hôm nay em mới kiểm tra xong, điểm cũng không cao cho lắm nhưng đó là kiến thức của mình. Xong xuôi hết, đi hỏi xung quanh mới thấy tụi nó toàn điểm cao, tìm hiểu thì ra là tụi nó có lập group chat riêng trao đổi bài và đôi khi có đề trước. Cảm thấy bất công quá, nên lên đây xin hỏi cái điểm đó có ảnh hưởng nhiều đến xin việc sau này không ạ :frowning:

1 Like

Hình như cậu mới năm nhất :smile:
Thường là không cậu ạ. Trừ khi cậu kiếm các công việc học thuật, còn không thì điểm thi trong trường không được quan tâm đâu.
Nếu cậu làm việc ở software industry, thì kiến thức thực sự quan trọng nhất. Cậu không thể fake hiểu biết, bởi người có kinh nghiệm chỉ cần hỏi vài câu là cậu sẽ lộ hết kiến thức của cậu :smile:

Vậy nên, yên tâm trau dồi kiến thức nhé cậu! :smile:

5 Likes

Thay vì thắc mắc tại sao điểm số tụi bạn nó cao hơn (có thể là do gian lận), thì em nên tập trung cho việc học của mình là tốt nhất.

Cái em cần hỏi là kiến thức mình có bị thiếu, thủng chỗ nào không mà điểm nó lại thấp như vậy nhé và rút kinh nghiệm cho các môn sau để học hành tốt lên.

5 Likes

“Đi học kiếm điểm, đi làm kiếm tiền” nói điểm không quan trong thì chẳng khác gì “tiền không quan trong”, “tiền không phải là tất cả”, … :joy:

3 Likes
  1. CÓ. Phải khẳng định là điểm số CÓ QUAN TRỌNG.

Nếu điểm số trong trường đại học không quan trọng thì bạn vào trường đại học làm gì? Điểm số có thể không phản ánh đúng kiến thức của một người. Nhưng tấm bằng khá, giỏi thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực của bạn khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

  1. Ý thứ 2: Điểm đó có ảnh hưởng nhiều đến xin việc sau này không?

Câu trả lời cũng là CÓ. Khi bạn mới ra trường và chưa có kinh nghiệm thì điểm số (hay chính là tấm bằng) sẽ là cái mà mọi người biết được bạn có khả năng học hỏi trong công việc không. Đa số các sinh viên nói chung hay lập trình viên nói riêng khi mới đi làm cần phải học hỏi rất nhiều trong quá trình mới làm việc. Ở một số tổ chức nhà nước (việc nhẹ, lương cao) rất cần 1 tấm bằng. Vì vậy, điểm có ảnh hưởng đến xin việc.

NHƯNG nếu khi ngồi trên ghế nhà trường, bạn đã tham gia các dự án thực tế, thì mọi chuyện sẽ khác. Hoặc bạn rất, rất, rất giỏi nhưng vì một số lý do mà điểm bạn lại thấp. Các công ty ngoài nhà nước (đặc biệt là tư nhân) sẽ tuyển bạn vào nếu như bạn làm được việc. Họ sẽ trả lương cho bạn theo khối lượng công việc và những gì bạn cống hiên cho công ty.

  1. Tổng kết

Điểm có ảnh hưởng nhưng không nhiều đến xin việc sau này. Tuy nhiên nếu bạn điểm thấp là bạn đã tự làm giảm tỷ lệ xin việc của mình.

Cảm ơn bạn đã lắng nghe.

  1. Tái bút

Qua câu chuyện của bạn: “tụi nó điểm cao … có lập group … trao đổi bài … có đề trước”, mình thấy bạn nên nâng cao thêm một số kỹ năng mềm: “Kỹ năng làm việc nhóm”.

Bạn đã tự thấy là làm việc nhóm hiệu quả như thế nào rồi đấy. Nếu bạn biết có nhóm chat như vậy thì nên xin vào. Có thể gu không hợp thì không cần rủ đi chơi, đi ăn chung. Nhưng những lúc ở trường, lớp, bạn nên trao đổi với nhóm bạn ấy về việc học hành. Giao tiếp và các mối quan hệ là cực kỳ quan trọng trong làm việc.

Thật vậy, nếu bạn có giỏi hơn 1 đồng nghiệp X mà X hay chào hỏi sếp, nói chuyện với sếp nhiều hơn bạn (mặc dù chỉ là mấy câu xã giao, mấy câu chuyện phiếm ở hành lang, thang máy) thì sếp vẫn ưu tiên X hơn.

Thế nhé, cố gắng lên nhé!

4 Likes

2 posts were split to a new topic: Cách để tăng khả năng làm việc nhóm

1 phần không quan trọng, 1 phần có quan trọng. Kể với bạn một câu chuyện như thế này:

Trong trường có m bạn có GPA >= 2.5/4 và n bạn còn lại có GPA < 2.5/4. m bạn này sẽ có xu hướng tìm những người có điểm cỡ mình để có người cùng làm bài tập nhóm, tránh phải gồng gánh tạ team. n bạn ít có cơ hội tìm người trong nhóm điểm cao hơn (nhưng không phải là không có cơ hội).

Những team có những bạn điểm tốt có xu hướng đạt điểm cao ở môn đó hơn, GPA được cải thiện, càng kéo xa khoảng cách điểm với những bạn khác.

1 số bạn có GPA thấp thường than vãn tại sao điểm mình thấp, nhưng có cơ hội lại không chịu học, thế là bị đẩy đến tình cảnh GPA = 1.xx/4, bị cảnh cáo, nặng hơn là bị đuổi.


Câu chuyện có phần nhảm nhí trên chứng tỏ rằng, muốn nâng cao khả năng làm việc nhóm thì chính bản thân bạn phải có ý thức nâng trình độ bản thân mình trước. Khi đó bạn sẽ có tầm nhìn tốt hơn, dễ dàng chọn được những người có tiềm năng tốt cho team. Vào được team tốt, bạn sẽ được học hỏi nhiều hơn, bạn sẽ có khả năng lên trình cá nhân + làm việc nhóm hơn.

Làm việc nhóm cần bạn biết lắng nghe, biết phân tích và trao đổi những gì bạn biết. Bạn không cần phải tham gia hội sinh viên này kia nếu bạn thấy không phù hợp với bản thân.

Bạn không cần phải chạy theo điểm số, điểm số không quá quan trọng nhưng nó cũng là thước đo tương đối thể hiện trình độ và thái độ học tập của bạn. Vì vậy, nếu điểm của bạn không quá thấp, và bạn vẫn nắm chắc kiến thức thì bạn cứ thoải mái đi nhé.

Đó là câu chuyện học. Còn chuyện đi làm thì thân ai nấy lo, không chắc kiến thức căn bản, không chịu cập nhật kiến thức mới thường xuyên thì chật vật, vậy thôi :kissing:

7 Likes

Điểm quan trọng nhưng còn phụ thuộc vào danh sách môn em học là môn là gì và đề cương của môn học là gì.

Có những môn rất dễ qua, ví dụ như: Lập trình PHP, Lập trình Web, C# và .NET. Các trường thêm những môn như vậy để sinh viên tích luỹ tín chỉ và hoàn thành tốt nghiệp (không làm luận văn). Việc đạt điểm cao các môn đó thì không nói lên được gì cả. Giờ một người 8 điểm môn “Regular Expressions and Automation” thì vẫn được đánh giá cao hơn một người đạt 10 điểm “Lập trình Web bằng PHP cơ bản”.

Ví dụ cho đề cương môn học, cùng một môn là “Cấu trúc dữ liệu và giải thuật”, nhưng một bên, gọi là A, dạy đầy đủ từ các giải thuật sorting, tree, graph, string algorithm, nhưng đề cương trường B khác chỉ tập trung sorting algorithm. Sinh viên đạt 7 điểm cho môn của trường A nhưng sinh viên trường B đạt 10 điểm cho môn cùng tên. Nếu đánh giá, mình vẫn đánh giá cao sinh viên 7 điểm hơn.

Hai trường hợp trên đây đều có thật. Do đó em nên biết Khoa mình đang học mạnh về chuyên ngành gì thì học chuyên ngành đó, mà thường mạnh cái gì thì môn học chuyên ngành đó cũng khó hơn. Em cũng không nên mang tâm lý chọn môn dễ để ra trường, nó rất có hại sau này.

(có vẻ như mình lạc đề)

9 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?