CPU càng nhiều core càng mạnh?

Hi there ! Em đang học môn cấu trúc máy tính.
Điều này không đúng trên mobile. VD SoC snapdragon mặc dù ít core hơn SoC mediaTek, Helio nhưng snapdgron vẫn mạnh hơn mediaTek vì lõi CPU của SoC mạnh hơn lõi CPU của mediaTek ( lỗi kyro của snapdragon mạnh hơn gấp nhiều lần so với lõi Cortex-A53 trên mediaTek )

Còn trên máy tính, Cho em hỏi intel và AMD có cùng loại core với nhau không ? ( trong cùng phân khúc thì e thấy AMD vẫn nhiều core và thread hơn inel )

Em Cảm ơn !

Dễ hiểu thế này:
Mạnh, có rất nhiều tiêu chí đánh giá:

CPU xung nhịp cao => Thực hiện được những tác vụ nặng mà không thể chia nhỏ
CPU nhiều nhân => Thực hiện được nhiều công việc cùng lúc, nếu việc có thể chia nhỏ thành nhiều việc con thì giảm thời gian chờ xử lý từng việc
CPU transistor bé => Ít toả nhiệt nên chạy bền hơn, chip cũ xử lý 5 phút phải nghỉ, không thì nó giảm hiệu năng, chip mới chạy phà phà max cấu hình cả tiếng.

Ngoài ra còn nhiều tiêu chí khác, mình chỉ đánh giá được trên 3 tiêu chí: xung nhịp, số nhân (số luồng) và hiệu suất toả nhiệt thôi.

10 Likes

Mobile và PC dĩ nhiên là khác nhau rồi, một bên dùng kiểu kiến trúc x86-64, một bên dùng kiến trúc ARM. Tuy nhiên, cả hai vẫn có nhiều điểm giống nhau, rõ nét nhất là về nhân, đa nhân, luồng,…

Dĩ nhiên là không, cả hai dùng cùng chung một kiểu kiến trúc chứ không dùng chung loại core. Intel dùng Intel 64 còn AMD thì dùng AMD64, ngoài ra còn nhiều thứ khác nữa.
Còn bên mobile thì kiến trúc ARM do công ty ARM Holding quản lí, họ thiết kế ra một CPU kiến trúc ARM và bán các bản thiết kế cho các công ty khác, các công ty này sẽ sửa đổi lại sao cho vừa ý họ (mức độ sửa đổi tùy vào hợp đồng của họ với ARM Holding), rồi đưa bản thiết kế đó cho một công ty nào đó sản xuất (nổi tiếng nhất là TSMC), hoặc tự mình sản xuất (hiện tại có Samsung).

Còn CPU càng nhiều nhân càng mạnh? Chưa chắc đâu! Hiệu năng của một con CPU phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngoài yếu tố nhân và luồng ra còn phải kể đến vấn đề nhiệt độ, tiến trình, tính tương thích, hỗ trợ,… Khi so sánh hai con CPU, một con nhiều nhân, nhiều luồng, hiệu năng đơn nhân thấp hơn với một con ít nhân, ít luồng, hiệu năng đơn nhân cao hơn giống như việc một bên lấy số lượng áp chất lượng, một bên lấy chất lượng áp số lượng vậy. Hãy giả sử con CPU nhiều nhân, nhiều luồng đó là của AMD, và con ít nhân, ít luồng là của Intel. Nếu bên AMD có thể lấy số lượng bù chất lượng nhân và Intel có thể lấy chất lượng bù số lượng nhân sao cho cả hai bên bằng nhau thì về mặt lý thuyết, CPU Intel = CPU AMD. Còn về thực tiễn thì còn tùy vào việc hai con CPU trên được sử dụng vào việc gì. Nếu làm các tác vụ cần hiệu năng đơn nhân thì Intel > AMD, còn nếu là các tác vụ cần hiệu năng đa nhân thì AMD > Intel. Vậy nếu dùng vào các tác vụ cần nhiều nhân thì AMD chắc chắn ăn đứt Intel rồi? Rất tiếc, vẫn chưa chắc đâu, còn phải nhắc đến khả năng tối ưu, tương thích của phần mềm. Dù AMD phù hợp với các phần mềm cần nhiều nhân hơn Intel xét về lý thuyết, nhưng nếu phần mềm đó không tối ưu, tương thích tốt cho AMD thì Intel vẫn có khả năng hơn. Có thể nói, khả năng tương thích, tối ưu phần cứng của một phần mềm là khả năng phần mềm đó tận dụng được hiệu năng của phần cứng là bao nhiêu. Nếu nói về thời điểm hiện tại thì ngày càng có nhiều phần mềm tối ưu, tương thích tốt với AMD, chất lượng của các CPU của AMD đang ngày càng tốt hơn và đang đe dọa tới Intel. Ngay cả Linus Torvald - cha đẻ của Linux và là fan của Intel đã chuyển sang dùng AMD rồi.

10 Likes

Không hẳn càng nhiều core càng mạnh.
Mạnh nó tính sức mạnh tổng thể. Hiểu đơn giản là tổng số phép tính mà chip thực hiện được khi các core đều hoạt động tối đa.

Thế thì vẫn có trường hợp số core ít mạnh hơn số core nhiều vì không phải core nào cũng như nhau. Nhiều core nhưng core yếu thì tổng lại có khi lại thua thằng ít core nhưng core của nó rất mạnh.
Ví dụ chip Apple số core thường ít hơn của SD nhưng tổng thể thường nó bá hơn của SD.
Đấy là sức mạnh về phần cứng.

Còn về phần mềm thì còn tuỳ phần mềm thiết kế kiểu gì mà thấy nhiều core ít core nó mạnh yếu khác nhau. Với phần mềm đơn luồng thì thường thằng nào xung cao thằng đó thắng. Phần mềm chạy đa luồng thì lại thiên về thằng nào nhiều core.

6 Likes

biết làm phép nhân không?
8x với 6y, cái nào lớn hơn nếu chưa biết x là gì, y là gì?
chả có ai nói 8x luôn phải lớn hơn 6y cả

7 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?