Có nên học cao đẳng cntt và cơ hội việc làm?

Em năm nay 18t và em không thi đại học thì em có nên học cao đẳng cntt và đi học thì em nên học về mảng nào. Mong mn chỉ bảo ạ … em ở hà nội

ĐH và cao đẳng không khác nhau nhiều lắm đâu. Khác ở đây là “thần thái” của… nữ sinh.

CNTT là ngành thực hành đòi hỏi thực hành nhiều. Một khi đã xác định theo ngành thì 2 yếu tố này là cần thiết:

  1. Tiếng Anh phải đọc hiểu tốt vì tài liệu gần như 100% là tiếng Anh, nếu tiếng Anh kém buộc phải học liên tục 600 tiết để đảm bảo, còn nếu lười học tiếng Anh, xem ra CNTT không phải là lựa chọn nghề nghiệp thích hợp, nếu cố thì cũng dừng ở mức cài Win dạo.

  2. Siêng năng trao đổi với thầy, với bạn, với đàn anh đi trước, với những em đi sau, với những tay chơi khác trên thế giới,… với người ngoài hành tinh để cọ xát, lên tay nghề. Cái này không riêng CNTT mà bất cứ ngành nghề nào, nhưng CNTT là cần thiết và cũng có những đặc trưng thú vị hơn đó là có thể không cần tụ tập ngoài đời mà tụ tập trên mạng thôi cũng được.
    Nếu lười, thích tự kỷ một mình thì CNTT cũng không phải là lựa chọn.

  3. Có đủ tiền để mua hoặc một máy tính không quá cũ - giá trị cỡ 1 con trâu đực trưởng thành hoặc 5 tấn lúa nếu nhà đang làm nông nghiệp cho dễ hiểu. Cái này là bắt buộc, không thể học đến năm cuối mới mua được máy tính để thực hành làm đồ án tốt nghiệp, còn trước đó học chay.

Nếu bạn đáp ứng được 3 yêu cầu trên, hãy tiếp tục đăng ký học ở một trường bất kỳ, miễn trường đó có tổ chức lớp học bài bản mà không có những xì-căn-đan hoặc nổi tiếng là trường dạy chay (tức dạy mà lý thuyết suôn). Tốt hơn hết là định vô trường nào thì vào Confessions của trường đó nghiên cứu, hỏi một số người học ngành định theo học trong đó xem họ nói gì về trường họ.

CNTT có nhiều mảng nhưng xếp vào 5 nhóm chính: phần cứng, phần sụn, phần mềm, hạ tầng mạng, nghiên cứu về khoa học máy tính. Ở Việt Nam, nhóm phần cứng, phần sụn, nghiên cứu về khoa học máy tính xem ra yếu. Nếu bạn không từng là học sinh đạt giải môn nào đó, đừng nên chọn. Trong mỗi nhóm thì có những ngành nho nhỏ, tự tìm hiểu xem mình thích gì để theo. Do đó, còn hai lựa chọn là phần mềm và mạng máy tính.

Còn những ngành nghề thường hay bị nhiều người (chỉ đang bàn ở VN) nhét chung vào với CNTT nhưng đó là sự tổng hợp lộn xộn như: sửa máy tính/ máy in/ thiết bị văn phòng, mở tiệm cầm đồ liên quan đến thiết bị điện tử, kiếm tiền trực tuyến, chơi game chuyên nghiệp, thiết kế đồ họa, buôn bán trên mạng/ thương mại điện tử, hoặc những thứ linh tinh liên quan đến công nghệ thông tin, viễn thông, điện thoại di động, thiết bị Internet of Thing,… những cái này là sự lựa lựa chọn & theo đuổi sau khi rời trường lớp, nó không có những ngành học cụ thể.

Giờ thì trước tiên, hãy học tiếng Anh để bắt đầu cho công cuộc CNTT của bạn, nếu bạn còn sợ tiếng Anh, thì vượt qua nỗi sợ, học cho tốt đã, cố sao trình độ ngang cỡ IELTS 6.0 đi đã.

5 Likes

Hay quá ạ tks anh ( chị)

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?