Trình độ chung của học sinh / sinh viên VN chưa đủ để làm cái này. Đạt tin chắc là khi trình độ của người học cao hơn, họ sẽ không tìm đến tài liệu dịch nữa. Khi đó việc dịch tài liệu sẽ tự động biến mất.
Chúng ta nên dừng việc dịch thuật ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt vì một nền giáo dục tốt hơn
Nói thật vẫn còn một phần dân IT ở VN không có đủ vốn tiếng Anh cần thiết ! Vì vậy mà việc dịch vẫn sẽ phải tiếp tục dài dài, nhưng đúng theo tiêu đề của thớt thì không dịch thuật ngữ, thậm chí là bất cứ thứ gì chưa có, chưa phổ biến ở VN nói chung cũng không nên Việt hóa, vì biết đâu khi chúng ta thống nhất cách dịch thì nó đã sớm biến mất
Chắc đến hồi nào tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ thứ 2 của 1 quốc gia như lý quang diệu nói thì tài liệu dịch mới biến mất mất
Riêng mình thấy là nên dịch, vấn đề là dịch như thế nào thôi. Chỉ có danh từ riêng là nên để nguyên (nhưng cũng nên chuyển về thể Latinh). Vì ngôn ngữ mọi người đang nói ở đây là tiếng Anh nên để nguyên có khi còn hiểu, chứ gặp ngôn ngữ là tiếng Nhật, Trung Quốc, Thái Lan,… ngon để nguyên thử xem ai biết cái gì không.
P/S: Mình nghĩ sẽ có một ngày hầu hết các thuật ngữ sẽ được dịch qua tiếng Việt một cách chuẩn xác. Chứ không thể dựa dẫm vào tiếng nước ngoài rồi nói khó này khó nọ mãi được. Từ nào không có thì sáng tạo ra để đáp ứng, thế mới làm vốn từ phong phú được.
nên là thứ gì do Việt Nam chúng ta tạo ra và duy trì thì hãy đặt tiếng Việt, khi đó cả thế giới sẽ đọc theo, họ không dịch lại tiếng Anh đâu
Đúng, như Phở và Áo dài, người nước ngoài cũng ráng đọc đó thôi, có dịch đâu.
Bạn có thể chia sẻ bí quyết đọc sách tiếng Anh được không? Mình học lập trình bằng sách tiếng Anh, nếu mình không dùng google dịch thì mình không thể hiểu được họ viết gì.
Lúc đọc phải kèm theo từ điển và bạn cần có một lượng từ vựng cơ sở. Từ điển thì nên là từ điển tiếng Anh ấy, nhiều khi từ điển tiếng Việt nó giải thích còn khó hiểu hơn. Bạn cũng không cần hiểu nguyên câu làm gì, cần hiểu vài từ mấu chốt và ý câu đó muốn nói gì thôi, mấy phụ từ, trạng từ, bổ từ… đừng để tâm.
Mình thì lại bị cái bệnh ngược lại, hầu như toàn nhớ từ tiếng anh mà chả nhớ từ tiếng việt, mà dù cho có biết phần tiếng việt thì cũng chẳng thấy nó liên quan tới nhau, chắc do từ nhỏ mình đã không dùng cái gì có liên quan tới tiếng việt trên pc
Cơ bản là do người việt muốn gần gũi nên họ cứ thế mà dịch, như tên các vị văn học trong sgk văn, không để nguyên bản mà dịch theo kiểu ê-lê-xốp-kê, nghe rất hài và rất dễ xuyên tạc
Mình thì lại nghĩ ngược lại
Tiếng anh giỏi hay giốt tại mỗi cá thê sao đổ lỗi cho việc này được
Mình thấy bực khi rất nhiều phần mềm, website có nhiều ngôn ngữ có bản địa hóa. Trong khi Việt Nam có dân số thứ 14 trên thế giới thì không có, mấy nước ngang ngang với VN như Thai, Indo, Philippines, malai, … và cũng có những nước dân số rất bé cũng có.
Vậy dân Việt Nam giỏi tiếng Anh nên không cần Việt hóa hay bị khinh ?
Không lẽ mấy chục nước phát triển kia họ có bản địa hóa thì họ sẽ giốt?
Mình đã tiến hành Việt hóa một số phần mềm.
Còn nói đến tính thần dân tộc có lẽ ko nước nào bảo thủ như dân Nhật.
Nhưng thôi khỏi nói về việc đó. Việc ai nấy làm, chứ đỗ lỗi cho nền giáo dục kém là do dịch thuật là vớ vẩn.
Nãy đọc 1 topic của ông này thấy cái tên và topic hơi nhảm nhưng câu ở trên là rất chuẩn. Tình hình là chưa được qua Nhật bao giờ nhưng mà cũng có chút kiến thức về cuộc sống ở Nhật. Theo đó thì ở Nhật cụ thể là Osaka chúng ta có thể tìm được gần như là tất cả những đầu sách IT mình có thì họ cũng có. Và tất cả đều là tiếng Nhật.
Khách hàng của mình thậm chí mình còn dạy họ từ Good morning
. Ở Nhật lượng người biết tiếng Anh nhiều hay không thì mình không dám chắc nhưng mà dân công nghệ không biết tiếng Anh thì mình biết vài người rất giỏi. Thế nên không thể đổ lỗi cho dịch thuật được.
###Kết luận:
- Chúng ta chỉ có thể đổ lỗi cho nền dịch thuật kém (Người dịch chả hiểu mình dịch cái gì cả)
- Nên gay gắt với việc dịch thuật ngữ. Tiếng Việt trong sáng mà mình biết người ta dùng cách phiên âm tiếng Việt với thuật ngữu và gọi nó là từ mượn thay vì dịch nó. Hồi vào Bách Khoa học ké mình đã rất bất ngờ với
Cấu tử
,Hủy tử
. Cảm giác học lập trình như đi học Triết. - Mình học ở trường đại học bằng tiếng Anh. Đa số các môn thì học tiếng Việt với giáo trình tiếng Anh thế nhưng hồi học
C
thì thầy của mình là giáo viên tu học ở Mĩ đã lâu. Để hiểu được thầy nói gì đã tổn cả buổi học chứ đừng nói là hiểu được nội dung thầy truyền tải.
=> Việc học ngoại ngữ là vấn đề của cá nhân và đọc tài liệu hay nghe giảng không nên bị biến thành lớp học ngoại ngữ. Nhật hay Trung Quốc cũng có khá nhiều tài liệu hay và chúng ta không thể đi học tiếng Nhật hay tiếng Trung chỉ để đọc sách đó được. Việc để học viên học bằng thứ ngôn ngữ họ thông thuộc nhất mới có thể giúp họ tiếp thu kiến thức tốt nhất được.