Chúng ta nên dừng việc dịch thuật ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt vì một nền giáo dục tốt hơn

Việc dịch thuật ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt vừa tốn công, vừa không hiệu quả và tệ hơn hết là còn gây hiểu nhầm ý nghĩa của thuật ngữ. Về lâu về dài sẽ dẫn đến thua thiệt khi nói chuyện với người nước ngoài.

Việc dịch một thuật ngữ tiếng Anh sang thuật ngữ tiếng Việt, mà hầu hết là từ Hán Việt, không giúp chúng ta hiểu được vấn đề. Đơn cử như các thuật ngữ sau không giúp cho việc học lập trình dễ hiểu hơn tí nào: Tham chiếu, tham trị, hàm, khuôn mẫu hàm, …

Tự hỏi bản thân bạn có biết từ “hàm” trước khi bạn học lập trình không? Lúc mới học lập trình thì Đạt chỉ hiểu chữ “hàm” trong hàm răng mà thôi. Thế nên chữ “hàm” và chữ “function” không khác biệt gì với nhau. Đối với người học lập trình nói tiếng Việt, họ cũng phải học nghĩa chữ “hàm” bằng cách xem ví dụ như thế nào là “hàm”. Chứ làm sao có chuyện khi dùng chữ “hàm” họ hiểu ngay, à đấy là một đoạn code dùng để thực thi một công việc cụ thể, có thể nhận vào cái gì đấy và trả ra cái gì đấy? Tuy nhiên, và may mắn, là “hàm” trở nên quá thông dụng, nên khi nói tới hàm ai ai cũng biết nó là cái gì trong cộng đồng lập trình người Việt.

Nhưng một điều đáng buồn là sau khi tốt nghiệp ĐH, Đạt vẫn không biết routines có nghĩa là hàm.

Tại sao học thuật ngữ tiếng Việt sẽ bị thua thiệt? Đạt kể một câu chuyện có thật của mình về vấn đề thua thiệt khi nói chuyện với người nước ngoài. Trong tháng đầu tiên đi làm ở công ty Aricent VN, Đạt được tham gia một buổi training do một nhân viên người Ấn Độ, tên Gurtej, dạy. Trong quá trình training, Gurtej có đặt nhiều câu hỏi cơ bản, nhưng hầu như mọi người không trả lời được. Không phải vì các câu hỏi quá khó, mà bởi vì mọi người trong phòng không hiểu câu hỏi là gì khi Gurtej sử dụng các thuật ngữ tiếng Anh.

Gần cuối buổi Gurtej mới nói: “What did you learn at University? You learned nothing. How could you work for us?”

Lúc đó Đạt rất bực mình, “đập bàn”, và nói: “We have learned all these things, the only problem is that we learned them in Vietnamese and therefore we don’t understand the English terms.”

Và để làm bằng chứng, Đạt đã nói Đạt sẽ gửi một chương trình để chứng minh rằng Đạt hiểu hết tất cả các khái niệm đó sau giờ làm. Việc gửi chương trình này đã chứng minh được kiến thức mình học, nhưng nếu Đạt không chứng minh và không học lại các thuật ngữ tiếng Anh thì sẽ không bao giờ làm việc được với Gurtej. Sau này Đạt làm việc rất ổn với hầu hết người Ấn Độ trong công ty, đặc biệt là Gurtej.

Tệ hơn hết là còn gây hiểu nhầm ý nghĩa của thuật ngữ. Tại sao không dùng từ prototype thay cho “khuôn mẫu hàm”, trong khi trong lập trình prototype còn dùng cho class? Nếu dùng từ khuôn mẫu hàm thì người học sẽ hiểu nhầm rằng prototype chỉ dùng cho hàm.

Mở rộng vấn đề, có lẽ việc dịch sang tiếng Việt đã là một vấn nạn từ xưa đến nay do nền giáo dục của ta bị ảnh hưởng nhiều từ Trung Quốc. Thay vì gọi America hay US ta gọi là Mỹ hay Hoa Kỳ. Thay vì gọi Washington, nhiều người thế hệ trước vẫn dùng từ Hoa Thỉnh Đốn.

Đạt luôn vấp phải khó khăn khi nói chuyện bằng tiếng Anh khi phải dịch tên các nước sang tiếng Anh. Tại sao mình phải nhớ hai cái tên một tiếng Anh, một tiếng Việt cho một quốc gia? Ví dụ như Tây Ban Nha - Spain hay Bồ Đào Nha - Portugal, Phần Lan - Finland, Ba Lan - Poland? Nhưng may mắn là ta ít nhất cũng không còn ai dịch sang tiếng Việt các quốc gia mà người Việt mới biết gần đây như Iran, Iraq hay Brazil.

Có bao nhiêu nước bạn biết tên tiếng Việt nhưng không biết tên tiếng Anh?

48 Likes

Việc dịch từ tên tiếng Anh sang tiếng Việt em nghĩ là do ngày xưa không có băng, đĩa, google dịch để nghe nên người ta mới phải làm vậy. Giờ phương tiện đầy đủ thì nên học nguyên từ thì sẽ hay hơn rất nhiều :smile:

P/s: đợt trước em đọc Sherlock Holmes bị dính cuốn Việt hóa tên nhân vật/địa danh, cảm giác cực kì thốn :sob:

5 Likes

Mình cũng không thích dịch sang tiếng Việt các thuật ngữ, nhiều khi cứ loay hoay để tìm một từ tiếng Việt tương đương(mà thực ra chả có) của một từ tg Anh, rất khó chịu và tốn thời gian. Nhưng nhiều khi cũng bị hiểu lầm là sính ngoại, thể hiện này nọ, rõ khổ :frowning: .

5 Likes

Bình thường thì nếu thuật ngữ tiếng anh nào sử dụng được thì cứ sử dụng, nhưng sử dụng song song anh-việt thấy kì quá.
Việt dịch thuật này khá dở, sau này gặp từ gốc lại không hiểu (tưởng là chưa gặp bao giờ), và không hiểu rõ ý nghĩa của nó.
:grin: sách giáo khoa VN vẫn còn “Oa-sinh-tơn”.
p/s: routine là chỉ chung cho procedure và function luôn.


Mấy hôm dịch project Android cơ bản cũng khá băn khoăn không biết có nên dịch thuật ngữ ra không, vì mấy bài này dành cho các bạn chưa từng lập trình. Nhưng mà có dịch hay không thì người ta cũng không hiểu :)) nên thôi không dịch, để nguyên luôn.

8 Likes

em vừa đọc xong nghĩ lại thấy trước giờ mình cứ cố dịch những từ mà ngay cả nghĩa tiếng việt của nó mình còn không hiểu vậy mà cũng dịch…đúng là nhờ hỏi mới biết chứ ko cứ đè dịch mãi.

6 Likes

2 posts were merged into an existing topic: Project dịch phụ đề khóa học Java cơ bản của Udacity :sunglasses: (10%)

Em toàn tự dịch thuật ngữ sang hán việt hết, giờ nghe anh nói vậy chắc chừa

4 Likes

Em thấy anh nói chuẩn đó. :grinning: Nhiều khi dịch sang tiếng việt nó chuối với cả không diễn đạt hết được ý nghĩa của thuật ngữ :grin:

1 Like

Những từ thuật ngữ trong tin học như Function, Procedure, Class, Object…thì trong giao tiếp hằng ngày của người Mỹ cũng mang nghĩa khác, còn khi họ nói chủ đề IT thì lại hiểu nghĩa khác.
Giống như Hàm trong toán học và Hàm trong IT cũng khác.
Để không làm rắc rối thêm vấn đề và tiện cho học tập lâu dài (đặc biệt đối với lĩnh vực IT thì các tài liệu tiếng Việt 99.99% là đi sau thời đại), thì mình hoàn toàn đồng ý là không nên dịch.

7 Likes

Mới search thấy bài này liên quan Loạn phiên âm tiếng nước ngoài trên Vnexpress

Chắc Đạt làm cái vote xem sao. Nếu thấy bất tiện thật thì a/e ta cứ để nguyên tiếng Anh trong các tài liệu mình dịch và làm việc.

Một nhóm nhỏ làm như vậy thì cũng ko thay đổi được gì nhiều tình trạng hiện tại, nhưng nó cứ lan tỏa ra trên mạng, dần dần đến những tác giả hay dịch sách như Phạm Hữu Khang, Phương Lan, Hoàng Đức Hải… họ cũng ko thể làm ngơ nhỉ?

2 Likes

Em viết bài này là trước hết dành cho các bạn trong ngành CNTT mình trước thôi anh. Em không dám nói đến các lĩnh vực khác, nhưng nếu người đọc cảm thấy phù hợp và áp dụng thì em nghĩ sẽ tốt cho nền giáo dục của người Việt nói chung. Giáo viên cũng không phải mất thời gian dể dịch mà sinh viên cũng không phải đi tìm thuật ngữ tiếng Việt tương đương một cách không hiệu quả như hiện nay.

4 Likes

3 posts were split to a new topic: Ý tưởng tạo một category chuyên hỏi đáp bằng tiếng Anh

Em đọc cuốn kỹ thuật lập trình của thầy Ất cũng thấy vậy…nhiều cái toàn tiếng Việt nên không hiểu đang nói về cái gì @@

1 Like

Cố gắng học từ sách nước ngoài để rút ngắn thời gian với thế giới. Để làm được điều đó các bạn cần cố gắng học tiếng Anh. Chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn ban đầu, như cố gắng sẽ làm được. Buổi meetup đầu tiên, anh rất ấn tượng với Khánh, nhờ Khánh có vốn tiếng Anh tương đối nên có thể tự học rất nhiều khóa học online trên thế giới bằng tiếng Anh.

Tài

3 Likes

Em thì không bao giờ dịch tiếng Việt sang tiếng Anh cả. Đơn giản như sau:

  1. Một số từ trong tiếng Anh khi dịch sang tiếng Việt thì không dịch được đầy đủ nghĩa, không có từ tương ứng hoặc là một số trường hợp là sai. Coi từ điển Anh - Anh là chắc nhất. :grin:
  2. Khi dịch sang tiếng Việt như vậy thì đọc 1 cuốn sách rất lâu. Ví dụ như em đọc khoảng 1 trang sách được viết bằng tiếng Anh khoảng 3 - 4 phút thì nếu vừa đọc vừa tra google translate phải mất 10 phút. 60 phút mà đọc 6 trang sách thì đọc sách tiếng Anh rõ ràng không hiệu quả. Muốn luyện được cái này lúc đầu hơi khổ tí (đọc sách mà không hiểu :smile:, đọc riết nó quen)
  3. Khi thường dịch tiếng Anh sang tiếng Việt trong giao tiếp thì phản xạ sẽ kém hơn. Phải mắc công dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, xong suy nghĩ bằng tiếng Việt, và cuối cùng là dịch tiếng Việt sang tiếng Anh. Lâu rồi sẽ tạo thành thói quen. Việc dịch như vậy chỉ dành cho người làm công việc dịch thuật, chứ không phải là một người bình thường. Nên em suy nghĩ bằng tiếng Anh luôn :stuck_out_tongue_closed_eyes:
    Nói chung là không được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt :blush:
3 Likes

e nghĩ là không nên dừng việc dịch này, mà dịch kiểu song ngữ… gặp từ chuyên ngành thì để nguyên, từ mà nghĩa khó hiểu thì đánh dấu * vào sau…

3 Likes

Nói chuyện này quá nhiều rồi, mà chẳng ai chịu nghe, muốn đi xa, bay cao trong ngành IT, thì phải học English :smile: không còn con đường nào khác.

3 Likes

:smiley: Tớ có suy nghĩ thoáng hơn trong vấn đề này, ngoài những từ chuyên ngành ra cần giữ nguyên thì những câu giải thích vấn đề vẫn có thể để tiếng Việt. Sách tiếng Việt lởm tại vì người dịch bây giờ hầu hết chỉ biết tiếng không biết kĩ thuật.

Như ở môn kinh tế, marketing ngày trước dịch là tiếp thị nhưng dịch thế thì không đủ nghĩa. Về sau các sách kinh tế cũng giữ nguyên từ marketing này :).

4 Likes

Giải thích thì mình dùng tiếng Việt chứ, đó phải là câu, là đoạn văn là ví dụ. Chứ không thể dùng một thuật ngữ tiếng Việt thay thế cho thuật ngữ tiếng Anh được.

Ví dụ không thể dùng từ Tiếp thị thay cho Marketing :smiley: Tại vì nếu để như thế thì cha mẹ nào dám cho con đi học “tiếp thị” nữa.

3 Likes

Mình thì ủng hộ việc dừng luôn việc dịch tài liệu Tiếng Anh sang Tiếng Việt. Vì đường nào thì các bạn cũng sẽ phải cần một vốn Tiếng Anh nhất định để làm việc và tự học tập thêm. Tại sao phải đi đường vòng thay vì tập trung học Tiếng Anh để cải thiện vốn Tiếng Anh (thứ mà rất cần thiết hiện nay)?

Đó là chưa kể đến tính “mới” của tài liệu được dịch và thời gian bạn đọc hiểu một cụm từ, ví dụ tên ứng dụng: Music <=> Trình phát nhạc? Trình chơi/nghe nhạc? Âm nhạc?

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?