Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến: Làm phần mềm cần 10-14h/ngày, anh chị nào quen làm 5 - 6h ở những nơi khác thì đừng về Fsoft!

3 Likes

Mình không thích mấy phát ngôn kiểu này.

3 Likes

Mọi người đừng nghĩ mình đang seeding nha, status cá nhân ạ

Đang bình luận “sôi nổi” ở post trên Facebook:

Cũng tuỳ tư tưởng nữa, nhưng ít nhất là phải fair kiểu: làm OT thì lương x1.5 chẳng hạn, không biết Fsoft có không?

Nếu đãi ngộ hợp lý thì sẽ có người làm thôi, chỉ sợ đãi ngộ như dấm dở mà đòi người lao động mửa mật làm thì không có vui đâu :)) dù sao Fsoft cũng chẳng phải là mơ ước của sinh viên :-?

2 Likes

fsoft thì OT vãi nồi ra có khi OT xuyên đêm luôn ấy chứ , lương thì lương chứ làm việc để kiếm sống chứ đâu phải làm việc để chờ chết đâu …

làm sếp nói thế này thì làm bọn sinh viên sợ chết kiếp

Thiên đường IT culi chính hiệu. Có thể xem xét thưa kiện nếu anh này nói thật.

2 Likes

anh ơi thế giả sử sinh viên mới ra trường vào làm tầm 5 năm tích lũy kinh nghiệm và theo quy tắc 10000 giờ thì sẽ trở thành chuyên gia thế có ok ko anh nhỉ

mình thấy làm gì thì cũng phải nghĩ đến sức khỏe người làm nữa ép quá bể sô …:joy:

“Bọn” là từ k nên dùng

Em xin nêu quan điểm của em. Vấn đề là tiền công có xúng đáng không. Nói một cách triết học thì lao động chia làm lao động tất yếu và lao động thặng dư hay còn có thể chia làm lao động được trả công và lao động không được trả công. Tiền công thì chia làm tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế. Tiền công danh nghĩa biểu hiện ra bên ngoài là giá trị sức lao động nhưng chỉ là để che giấu sự bóc lột của nhà tư bản. Tiền công thực tế thì cao hơn nhiều. Để không bị bóc lột thì hãy làm khi ta thấy tiền công ta được trả không quá thấp so với tiền công thực tế sức lao động mà ta bỏ ra.

1 Like

Em sẽ chỉ để ảnh này ở đây và không nói gì thêm :relieved:
http://thequotes.in/wp-content/uploads/2016/05/Bill-Gates-Quotes-9.jpg

Lý thuyết thôi sự thật luôn phũ phàng đừng đi sâu đi xa quá, làm tốt nhất từng cái nhỏ nhất là thành công lắm rồi em.:grin:

1 Like

nếu có đam mê thì người ta không tính giờ code 1 ngày, họ rảnh lúc nào code lúc đấy luôn. còn làm cái mà mình không thích rồi OT thì chỉ có ngu người đi.
trước phải OT phần mà mình không phải chuyên môn cũng không hứng thú lắm. toàn tìm cách để fix cho xong. fix xong chả nhớ hay hiểu nổi cái gì.

Ông ấy ở cương vị này mà phát ngôn một cách hùng hồ như chẳng khác nào lấy đá đập vào chân mình.
Nghề làm phần mềm đúng là phải cần thời gian nhiều hơn những công việc khác nhưng để công việc hiểu quả thì người làm sếp như ổng phải phân bổ thời gian nghĩ ngơi, ngày nào cũng bắt nhân viên làm như vậy, Thứ nhất, Ông ta đang bốc lộc sức lao động của người đi làm công.
Thứ hai, công việc dù có hoàn thành cũng mang đến niềm đam mê cho nhân viên, sự yêu thích và sự trả nghiệm cho nhân viên, sự nhiệt huyết nhân viên.

Riêng bản thân mình, mình cảm nhận ông ta đang sử dụng công thức làm việc của người nhật vào lối làm việc công sở ở VN

Vì môi trường làm việc như vậy nên nhân lực làm việc sẽ luôn trẻ là đúng, vì người ta sẽ phải đi khi còn khỏe để có cơ hội tìm việc cho mình. Cách nhìn này dễ thấy nhất cả trong và ngoài ngành.
Nhưng ông ta nói đúng là nếu chỉ làm việc 5-6h mỗi ngày sẽ không làm được phần mềm. Vì khi bắt đầu lập trình viên phải tập trung giải quyết các thứ linh tinh tuần tự như: hiểu yêu cầu bài toán => cách thức xử lý, giải quyết => coding. Nếu không nhớ nhẩm được nhiều qua mỗi yêu cầu nhỏ lại phải đi lại từ đầu. Khi ltv mở máy mà code được ngay thì trong lúc chạy xe hoặc đi bộ anh ta đã làm các việc khác trước rồi.
Nên nói chung đôi lúc chúng ta làm cũng có nhận được lương đâu, bởi nhờ cái làm trong tự do mà tự mất đi cái nhu cầu đòi hỏi thêm tiền (mà đòi chắc cũng không ai cho). Bởi vậy trong 1 cách nhìn và góc độ nào đó cách quản lý thời gian làm việc như fsoft là đúng và sòng phẳng nhất (nếu trả đủ tiền OT).

Hơi quy chụp một chút nhưng đây là quan điểm của tôi.

1 Like

Hi anh em bàn luận sôi nôi cũng vào góp vui.
1 “Xuất khẩu Việt hãy làm gia công phần mềm!” Vừa đúng vừa không đúng.
1.1 Đúng vì làm phần mềm đem lại lợi nhuận cao. Chi phí cho một cái máy bàn dùng được và các chi phí liên quan ít nhưng lợi nhuận thu về lớn không như các nghành khác chưa kết sau khi tạo ra phần mềm thì cứ copy mà bán thôi (Còn nhiều cái liên quan nhưng không đáng kế). Các nghành khác cần thiết bị sản xuất nguyên vật liệu v.v.v… -> CNTT Việt Nam có thể chơi ngàng các nước khác (điều kiện học tập như nhau) không như luyện kim hóa dầu (học lý thuyết không có điều kiện thục hành.).
1.2 Sai vì gia công phần mềm coi như lao động chân tay trong các nghành lao động trí óc. Giống như anh tàu lắp ráp linh kiện cho anh mẽo vậy. Mình thu 1 thằng kia nó thu 100. Nếu chỉ vì lợi ích trước mắt không phát triển sau thì suốt đời đi làm thuê. Trung Quốc họ làm thuê nhưng sau đó họ học lỏm công nghề rồi phát triển thêm như nhận định trên về điều kiện học tập thì xớm muộn gì Trung Quốc cũng vươn lên ngang với các nước khác về CNTT. (Không bị giới hạn bởi các công nghệ độc quyền như sản xuất phần cứng điều quan trọng là con người.)

3 Likes

2 “Nhân lực cần “khỏe”: “Anh chị nào ở một số nơi mà quen làm có 5 - 6 tiếng/ngày thì đừng làm””
Quan niệm đánh giá nhân lực theo kiểu phương đông.
2.1 Các nước phương tây họ quan tâm nhiều đến hiệu quả công việc ít quan tâm đến việc nhân viên có đên văn phòng hay không quan trọng là có hoàn thành công việc trong thời gian được giao hay không. Dễ thấy các hệ thống làm việc phân tán hay họp online v.v.v… được các nước phương tây áp dụng nhiều.
2.2 Các nước phương đông quan điểm đi làm là phải có mặt và đánh giá theo kiểu tính giời điểm danh. (Như các công việc hành là chính đến có mặt đi chơi pha chè v.v.v… thực tế chỉ làm 1-2h)

Cách đánh giá nào hiệu quả ? (Đánh giá đúng năng lực con người để xắp xếp vị trí phù hợp đem lại hiểu quả cao.) Theo mình là cách thứ nhất.
Tại sao ? Nếu làm theo cách thư nhât thúc đẩy cách suy nghĩ làm sao để thay đổi cách làm việc tốn ít thời gian mà đem lại hiểu qua -> cải tiến công nghệ quy trình làm việc tìm tòi cái mới v.v.v…
Cách thư 2 tạo ra suy nghĩ lối mòn. Ban đầu làm 8 tiếng xong, sau đó công việc nhiều lên thì thay vì nghĩ cách khác để làm việc thì tăng thời gian làm việc lên 9h để xong.

4 Likes

Chia ra ra kiểu này câu mất 2 tim của tui rồi. Thấy vậy chuyện này xúm lại tán tới tết chưa xong.

Cách đánh giá nào hiệu quả thì chưa biết, nhưng rõ ràng là tây phong cách làm việc khác ta.
Xét theo đa số, chứ không phải cá nhân riêng lẻ thì tây họ làm ra làm, chơi ra chơi, có tinh thần trách nhiệm.
Còn ta đa số là làm và chơi lẫn lộn, không có ai quản lý là làm không nghiêm túc, do đó phải qui định có mặt tại công ty để có sự quản lý.
Cách quản lý tùy thuộc vào ý thức của người lao động.
Ở một số công ty, họ có cách tuyển được người có tinh thần trách nhiệm, thì họ có thể quản lý kiểu tây, không bắt buộc phải đến công ty.
Còn phát biểu của ông Chủ tịch FPT này thì đó là quan điểm cá nhân của ổng, và cũng là điều kiện tuyển dụng của FPT theo ý ổng. Những ai không có cùng quan điểm thì tốt nhất đi chỗ khác làm cũng đúng thôi, chứ cắm đầu vào để rồi “đồng sàng dị mộng” để làm gì. Theo mình thì “Trẻ” + “Khỏe” để dễ bóc, thế thôi, vì mục tiêu lợi nhuận.

2 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?