Chia sẻ kinh nghiệm học lập trình của newbie + nghiệp dư

Là 1 newbie học lập trình cho mục đích không phải để kiếm sống, mình muốn share chút kinh nghiệm tự học của mình với mấy bạn newbie như mình:

Kinh nghiệm chung

#1. Tiếng Anh, tiếng Anh và tiếng Anh. Đừng viện cớ người Viêt xài tiếng Việt, học lập trình thì hãy học luôn tiếng Anh. Không nói nghe giỏi thì ít nhất phải biết viết và đọc google bằng tiếng Anh.
Tất nhiên, vẫn rất cần các diễn dàn với các thảo luận bằng tiếng Việt, nhưng đây không phải là lý do để lười học tiếng Anh.
Developer A có kỹ năng và kinh nghiệm chỉ bằng 2/3 Developer B, nhưng anh A hoàn toàn có thể lương cao x2 so với anh B nếu tiếng Anh của anh A tốt.
Song song với tiếng Anh là kỹ năng giao tiếp, trình bày vấn đề, trình bày văn bản.

#2. Tự tìm hiểu trước khi hỏi, search coi có người đã hỏi vấn đề đó trước mình chưa.
Có thể bạn sẽ nói rằng, phải có người hỏi thì mới có người trả lời, để mình search ra chứ, ai cũng “chờ” thì lấy ai hỏi, lấy ai trả lời?.
Đúng, nhưng sẽ luôn có (rất nhiều) những người “vô tâm” như bạn, luôn hỏi những vấn đề đã được hỏi nhiều lần, đã được trả lời nhiều lần, đã được giải thích rất rõ tại documents của nơi nào đó. Bớt 1 câu hỏi trùng lặp thì bớt 1 người điên máu khi đoc nó.

#3. Học/đọc kỹ nhưng gì căn bản nhất của 1 ngôn ngữ, của 1 tech nào đó. Khi bạn google 1 câu hỏi mà không thấy ai hỏi, thì khả năng cao là: hoặc bạn không biết cách search, hoặc bạn đã sai 1 cái gì đó rất căn bản mà không ai sai, nên không ai hỏi.

Nói ngắn gọn, là bạn sẽ bớt hỏi những câu tào lao.

#4.1. Học cách search google.
#4.2. Học cách google bằng tiếng Anh

#5. Github là cái kho code khổng lồ để tham khảo. Nhưng project thật (cả dự án lớn, lẫn những script nhỏ nhỏ), bởi những con người thật (và giỏi). Lên đó coi cách họ code, để học theo.
Cùng để giải quyết 1 vấn đề, nhưng có nhiều cách tiếp cận rất hay.

Kinh nghiệm newbie nghiệp dư

#6. Thay vì hỏi “em không hiểu code này, loop này chạy như nào”, thì mở máy tính lên, chạy thử, coi nó ra cái gì, thêm bớt chỉnh sửa code đó để coi nó thay đổi ra sao. Học cách đọc code để hiểu. Đọc của người ta nhiều thì mình sẽ học duoc nhiều.

#7. Trên Skype có 1 đống groups của dev, đủ thể loại, “TỰ TÌM VÀ THAM GIA VÔ” trong đó để học hỏi, người ta có thể chỉ, cũng có thể chửi, nhưng ít ra có cái để học.

#8. Bớt bớt vụ ngồi so nên mua máy tính nào, ngôn ngữ nào tốt hơn, framework nào ngon, IDE nào cool. Quá trình đi làm mười mấy năm cho tới giờ, mình chỉ thấy mỗi Dev làm Flash (Actionscript) là phải bỏ mảng này, do Flash nó chết thôi. JAVA, C, C++ các kiểu lương $2000+ tại Việt Nam hiện không phải là hiếm.

#9. […]

8 Likes

Đồng quan điểm với hầu hết các luận điểm, riêng việc viết sai tên một thứ là hiểu nhầm sang thứ khác thì cũng nên edit giúp:

  • Flash: tức viết gọn của Adobe Flash
  • Flask: 1 framework để làm web viết bằng Python
    Cũng may mà đoạn dưới có mở ngoặc ActionScript chứ không thì đúng là mình hiểu nhầm như vừa nói thật.
5 Likes

Đã fixed lỗi. Thank sếp!

1 Like

em cũng mới học, chưa được 10 buổi nhưng cũng rất hứng thú với lập trình, cũng mong có sự thăng tiến trong ngành này (do chuyển ngành) nên em muốn hỏi 1 tý kinh nghiệm.

Về khoản tiếng Anh em có câu hỏi: trong #1 a có bảo là lương của người A sẽ cao hơn người B nếu ng đó giỏi tiếng Anh để trình bày, em muốn hỏi là mình nên nâng cao kỹ năng nghe nói đọc viết 1 cách toàn diện hay nên nghiêng về mảng đọc viết tiếng Anh để đọc tài liệu chuyên ngành ạ, dù sao thgian và sức lực là khá có hạn (chỉ có 2 năm từ lúc học tới lúc chuẩn bị xin việc, dĩ nhiên trong lúc đi làm rồi thì toàn lực bổ túc phần thiếu hụt trong tiếng Anh)
Với lại em muốn hỏi thêm về kinh nghiệm học tiếng Anh chuyên ngành, trước đó e học ngành cũ thường hay gặp vấn đề trong việc đọc tài liệu như thế này, là khi đã tra được tài liệu mình muốn, đang đọc cả 1 article thì có 1 đoạn từ ngữ liên tiếp không hiểu, không dùng được biện pháp đọc đoán ý phần trước và phần sau để đoán phần không hiểu, mà tra từ thì những từ đó là từ chuyên ngành, từ điển online đa số là từ điển thông dụng nên đọc khúc quan trọng mà không hiểu nó nói gì @@ e hy vọng có thể tìm được kinh nghiệm tránh gặp lại trường hợp này trong tương lai ạ.

Thks anh đã đọc

Hi Khoa,

Về câu hỏi của cậu:

Tớ nghĩ cậu có thể tìm được câu trả lời trong post của TaoLaoBidao:

Về kinh nghiệm học tiếng Anh chuyên ngành, thực ra tớ nghĩ cậu đã biết cách học rồi. Trong TH cụ thể mà cậu có đề cập:

Với những định nghĩa chuyên ngành IT, cậu hoàn toàn có thể google định nghĩa tương đối dễ dàng. Có rất ít trường hợp cậu không thể tìm được (nếu gặp, tớ recommend cậu hỏi chuyên gia trong TH đó).
Hẳn nhiên, có nhiều thuật ngữ mà để hiểu được hoàn toàn, cậu phải trải qua cả 1 khoá học, hoặc đọc nguyên cả 1 article dài. Nếu cậu gặp TH đó, xin hãy hiểu rằng có khả năng cậu chưa đủ kiến thức để đọc tài liệu đó. Cậu nên bắt đầu từ từ, từng khái niệm một, rồi đi lên. Tất cả mọi người đều như vậy, và tớ nghĩ cậu cũng trải qua điều tương tự trong chuyên ngành cũ của cậu.

Hope it helps!

3 Likes

hehe, hy vọng có thêm 1 bài chia sẻ về những sai lầm khi học code :smiley:

1 Like

Cảm ơn bạn nhiều, chắc do mình mới học có vài buổi nên nhiều tài liệu đọc không hiểu khái niệm. Cái này chắc không gấp được. Còn từ mới thì ngoài đoán chắc lên đây hỏi hẳn sẽ có tiền bối chịu trả lời :joy: dù sao ai cũng không thể hoàn toàn từ chối 1 người chiu học hỏi

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?