Câu đố vui vẻ :D

Câu hỏi: Một ngày nọ, ông Epimenides - một lão làng trên hòn đảo Crete liền nói: “Tất cả người dân trên đảo Crete đều nói dối”. Hỏi ông nói đúng hay sai? Giải thích

1 Like

Ổng nói sai.
Nếu tất cả người dân trên đảo nói dối thì ổng nói dối => Cái câu của ổng cũng là dối trá luôn. Suy ra lời ổng thốt ra chả có cái nào đúng.
=> Ổng nói sai.
Nếu ổng nói sai. Tức không phải “Tất cả người dân trên đảo Crete đều nói dối”, nghĩa là có thể có một vài người nói dối. Có thể có ông ý hoặc không. Dù ổng nói thật hay nói dối thì ông ấy vẫn nói sai
=> Ổng nói sai.

Em nghĩ việc ông này nói đúng không thể xảy ra.

Explain why? :smiley: :smiley: :smiley:

1 Like

E giải thích rồi nhé. Tại lúc nãy đoán bừa thôi :smiley:
Hỏi mấy câu mà “Tất cả, chỉ một…” thì đa số là sai :smiley:

“Tôi chắc chắn một điều là tất cả mọi thứ trên đời này đều không chắc chắn”.

2 Likes

Nếu ổng dối trá thì tất cả người dân trên đảo nói thật. Ổng nói thật thì tất cả người dân trên đảo đều nói dối … Vậy giải thích lại xme? :smiley:

1 Like

“Tất cả người dân trên đảo Crete đều nói dối”. Nếu ổng nói dối thì chưa chắc “Tất cả người dân trên đảo Crete đều nói thật” nhé :blush:

Bây giờ nhá. Ổng là 1 cư dân trên đảo
Nếu ổng nói thật => người dân trên đảo nói dối
=> Ổng nói dối
Ổng nói dối => người dân trên đảo nói thật
=> Ổng nói thật
Ổng nói thật => người dân trên đảo nói dối
=> Ổng nói dối

Ổng nói dối thì tất nhiên người dân trên đảo đều nói thật vì ổng là người dân mà :blush:

1 Like

Sửa đề lại là “ông Epimenides có tồn tại hay không” thì dễ hơn biết mấy… :grin:

1 Like

Ví dụ nhé: Nếu sự thật là chỉ có 2 người trên đảo nói dối. Còn lại nói thật thì câu nói “Tất cả người dân trên đảo Crete đều nói dối” là nói thật hay nói dối?

Đọc thêm tại đây nhé: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nghịch_lý_Epimenides

Không cãi được nghịch lý và wikipedia đâu :laughing:

1 Like

Đề đã nói là tất cả người dân nói dối. Tự nhiên 2 thằng nói thật đâu ra? Theo đề chứ k ví dụ riêng mình đâu

1 Like

Wikipedia Tiếng Việt viết không đầy đủ nhé. Thím nên đọc Wiki Eng để biết thêm chi tiết:

However, if we assume the statement is false and that Epimenides is lying about all Cretans being liars, then there must exist at least one Cretan who is honest. This does not lead to contradiction, since it is not required that this Cretan be Epimenides, meaning that Epimenides can say the false statement that all Cretans are Liars while knowing at least one honest Cretan and lying about this particular Cretan. Hence, from the assumption that the statement is false it does not follow that the statement is true. So we can avoid a paradox as seeing the statement “all Cretans are liars” as a false statement, which is made by a lying Cretan, Epimenides.[2][3] The mistake made by Thomas Fowler (and many other people) above is to think that the negation of “all Cretans are liars” is “all Cretans are honest” (a paradox) when in fact the negation is “there exists a Cretan who is honest”, or “not all Cretans are liars”. The Epimenides paradox can be slightly modified as to not allow the kind of solution described above, as it was in the first paradox of Eubulides but instead leading to a non-avoidable self-contradiction. Paradoxical versions of the Epimenides problem are closely related to a class of more difficult logical problems, including the liar paradox, Socratic paradox, and the Burali-Forti paradox, all of which have self-reference in common with Epimenides. Indeed, the Epimenides paradox is usually classified as a variation on the liar paradox, and sometimes the two are not distinguished. The study of self-reference led to important developments in logic and mathematics in the twentieth century.

Thì cũng y như thế thôi thím ạ :smiley: Một khi là nghịch lý thì không cãi được đâu :smiley:

1 Like

Không biết thím có đọc lại WIki Tiếng Anh không.
Với lại không phải cứ nghịch lý là không cãi được nhé.
Nghịch lý Zeno là một nghịch lý nổi tiếng đã được giải trước dự đoán của tác giả nhé

Vậy thì giải thích được nghịch lý Epimenides không? :smiley:
Đâu phải chỉ có nghịch lý Zeno :smile:

1 Like

Em giải thích rồi đó. Và trên Wiki cũng có đưa ra cách giải thích giống em mà.

Giải thích không hợp lý :smiley:
Thomas Fowler (1869) phát biểu nghịch lý như sau: "Epimenides người đảo Kríti nói rằng tất cả các dân đảo Kríti là những kẻ nói dối, nhưng Epimenides cũng là một dân đảo này, vì vậy ông cũng là một kẻ nói dối. Nhưng nếu ông ta là một kẻ nói dối, thì những gì ông nói đều không đúng sự thật, và do đó các dân đảo Kríti là những người thật thà, nhưng Epimenides là một người dân của đảo này, và do đó những gì ông nói đều đúng sự thật. Vì vậy chúng ta cứ chứng minh vòng vòng, giữa Epimenides và các dân đảo Kríti là nói thật và nói dối

Link giải thích đâu?

3 Likes

Em nghĩ không nên căng thẳng như thế:

1 Like

Thôi. Mình thua bạn ok :slight_smile:

1 Like
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?