Từ lâu rồi mình có thói quen chia ổ cứng khi cài lại Win. Nhưng gần đây mình thấy việc chia ổ cứng khá phiền hà. Mà có vẻ không có lợi ích gì.
Tại sao mình phải chia ổ cứng khi cài Win? Lợi ở điểm nào và bất lợi ở điểm nào?
Từ lâu rồi mình có thói quen chia ổ cứng khi cài lại Win. Nhưng gần đây mình thấy việc chia ổ cứng khá phiền hà. Mà có vẻ không có lợi ích gì.
Tại sao mình phải chia ổ cứng khi cài Win? Lợi ở điểm nào và bất lợi ở điểm nào?
Chia ổ cứng:
Xin mọi người gớp ý bổ sung thêm.
Hiện giờ các dịch vụ như Dropbox, Google Drive, One Drive cung cấp dữ liệu khá lớn. Lưu trữ vào đấy cũng tiện vậy
Chạy nhiều hệ điều hành, có lý
@btm, @dangh, @bachtiensinh, @nhhoanglong thấy sao?
Đây là vấn đề thuộc về cách tư duy, quản lý, sắp xếp, tính chất công việc của người dùng. Vậy nên mỗi người mỗi ý không ai giống ai được. Như mọi người từ trước giờ vẫn chia ổ cứng ra thành 2 phần, 1 cho system và 1 cho data. Nếu không có gì khó khăn hoặc yêu cầu đặc biệt nào đó thì tốt nhất người dùng bình thường nên làm theo cách truyền thống (chia ổ).
Hiện giờ mình cũng đặt project và những thứ quan trọng vào gdrive/dropbox/onedrive, cài xong cho nó tự sync về.
Còn tất nhiên xài thì ít nhất mình cũng chia ổ cứng ra làm 3 phân vùng, 1 là win, 2 là data (ít xài, dạng để lưu trữ)/học tập/làm việc, 3 là quẩy (entertainment), rồi sau này có cài lại cũng chỉ format ổ C rồi cài thôi.
Chốt: Sắm SDD đi chạy cho sướng =)
Chia ổ cứng có cái bất lợi là hầu hết các ứng dụng trên Windows yêu cấu lưu trữ dữ liệu ở ổ C.
Ví dụ như các IDE lúc nào cũng tạo project mặc định ở C. Hoặc các downloader cũng làm vậy.
Về vấn đề cài lại Win. MS đã hỗ trợ cài lại mà không cần format ổ cứng từ Win 7 rồi.
@ltd “Cài lại Win” có nghĩa là ổ cứng của bạn đã sử dụng rồi(Không phải ổ cứng mới). có 2 trường hợp cho bạn là ổ cứng hiện tại của bạn được chia làm 1 Partition © hoặc nhiều Partition (c,d,e). vậy với Fomat như vậy rồi thì sao bạn phải chia lại ổ?
chỉ cần cài win hoặc ghost và phân vùng đc active thôi.
Theo mình kinh nghiệm của mình thì cho dù các bạn là dân IT hay dân ngoại đạo thì cũng nên chia ổ cứng của mình tối thiểu làm 2 Partition (c,d).
@mirror Các IDE thì mình không chuyên lắm, nhưng nếu với Dowloader thì bạn có thể thiết lập cho nó tải về ngoài ổ C.
Lấy ví dụ với Google Chrome nhé.
Bạn có khoảng 1T dữ liệu quan trọng và nếu bạn như win của bạn không còn phương pháp nào khác phục được mà phải cài lại win. thì phải sẽ phải làm thế nào? @ltd
1T dữ liệu đó bạn có thể sử dụng Dropbox, Google Drive hay One Drive? Nếu bạn có dùng những dịch vụ này thì sau khi cài win xong bạn cần rất nhiều thời gian để đồng bộ nó.
Thì cài lại thôi chứ có sao đâu bạn??? Dữ liệu nằm trên ổ cứng, nếu bạn không xoá thì đâu có mất???
Vậy với ổ cứng chỉ được chia có 1 ổ C thôi. bạn phải sử lý cái dữ liệu đó trước khi cài win chứ? @btm
Thì mình cứ cài lên thôi chứ xử lý gì hả bạn? Dữ liệu nằm đó, bạn đừng xóa nó thì nó vẫn nằm đó mà. Bạn chỉ cài hệ điều hành thôi.
Làm vậy đc sao?
Bạn cài lại hay bạn repair lại win?
Bạn làm thử là sẽ hiểu làm vậy hoàn toàn được
Mình chưa biết đc kiến thức này. bạn có thể share cho mọi người cùng tham khảo được không? nếu như có được 1 bài hướng dẫn bằng hình ảnh thì hay quá.
Bạn làm như vậy thì các chương trình đã cài vào Win trước còn dùng được không? hay phải cài lại tất cả.
Ví dụ PC bạn chỉ có 1 partition cũng chính là primary partition C. OS và data chứa trên đó. Khi bạn hỏng OS không cách nào vào được, bạn re-install lên chính partition C đó. Bộ cài sẽ rename thư mục Windows -> Windows.OLD. Cài xong vào được rồi thì bạn xóa thư mục cũ Windows.OLD đi và bạn có OS mới hoàn toàn. Tất cả các dữ liệu khác vẫn còn nguyên vẹn ở đó không mất đi đâu hết. Tất nhiên bạn phải cài lại các chương trình vì lúc này OS là mới nguyên mà.
uh. cách làm mình nghĩ cũng rất hay cần học hỏi.
Trước thì mình còn hay cài win nhưng cũng đã lâu rồi mình không cài chỉ dùng Ghost All Driver all soft. do môi trường làm dịch vụ cần phải nhanh gọn, đầy đủ, ổn định, mỗi lần khách gọi làm máy chỉ có đc 50k đến 80k mà ngồi cài win thì mình cũng chết đói. gặp phải cái máy phần mềm gì cũng cần cài như: Photoshop, corel, Autocad,Driver, ứng dụng văn phòng, máy in, máy photo,fonts,office,tất cả trình các trình duyệt,flash,Adobe, skype,yahoo,Unikey,Vietkey 2000, rồi rất nhiều phần mềm khác mà 80k. mà quên cái nào khách lại gọi, như thế là chết 1 cách vật vã.
Nhưng trước kia mình tự học cài win thì mình có cài win xp. và làm như bạn thì không được. nên mình phải fomat partition C đi để cài vào đó nên dữ liệu phải xử lý.
Windows XP vẫn làm được theo cách này, các bước tương tự. Bạn đừng chọn Format Partition trong lúc cài là được.
Nếu bị virus thì mới thấy chia ổ đĩa lợi hại thế nào
Cái này em thấy tùy nhu cầu người dùng thôi.