Nhiều người có quan điểm rằng: “Học thuật toán và giải thuật chỉ là mấy mớ lý thuyết, không áp dụng được vào thực tế vì sau này đi làm chả mấy khi động đến mấy cái thuật toán đó mà chỉ là dùng thư viện sẵn có.”
Lại có ý kiến cho rằng: “Việc tham gia các cuộc thi lập trình thuật toán là vô nghĩa vì trong lập trình quan trọng là bạn làm ra sản phẩm chứ không phải là giải mấy cái bài tập mà không biết nó có ứng dụng gì nữa”.
Tóm lại là “coi thường thuật toán”.
Ý kiến cá nhân của mình như thế này (có sai sót gì thì ném đá nhẹ nhẹ thôi, em nó còn nhỏ):
Vấn đề học sâu về thuật toán hay không là tùy các bạn. Nhưng các bạn hãy lưu ý rằng phải tôn trọng những người đam mê thuật toán, giải thuật. Bản chất vấn đề cấu trúc dữ liệu và giải thuật là cực kì quan trọng trong lập trình và đừng thằng nào nghĩ nó vô dụng vì có “thư viện”.
Ai viết ra những thư viện đó? Có phải là những người rất siêu về thuật toán không?
Tại sao Việt Nam mãi không phát triển công nghệ, không tạo ra công nghệ mà toàn xài công nghệ nước ngoài? Tại vì Việt Nam dùng thư viện.
Tại sao Việt Nam có ít người làm việc cho Google, Facebook, Microsoft? Tại vì họ không giỏi thuật toán! Mà muốn vào đuợc các công ti đó phải trải qua các kì thi lập trình rất khó!
Tại sao có những người có thể tạo ra cách mã hóa và giải mã dữ liệu mới?
Tại sao có những chương trình vi diệu như máy tìm kiếm? trình biên dịch của các ngôn ngữ lập trình? Có phải là do các nhà khoa học máy tính, những người rất sành về giải thuật?
Vậy thuật toán có quan trọng không?