cho em hỏi khi đi làm thì công ty tính năng suất làm việc như thế nào ạ ? có tính theo kiểu 1 giờ bắt buộc phải làm được một lượng công việc như thế nào không ? Có phải làm liên tục ra 1 lượng sản phẩm trong một đơn vị thời gian như công nhân làm trong dây chuyền sản xuất ? em đang là SV, có đi làm thêm, kiểu như test phần mềm, suốt ngày ngồi test mà em cũng chả biết đoạn code đó nằm đoạn code lớn nào, nó làm những gì, không biết nó là gì luôn, cty bắt buộc 1 giờ phải báo cáo một số lượng lỗi theo các tiêu chí có sẵn . làm chẳng khác gì một cái máy trong dây chuyền sản xuất chỉ có điều máy này chạy bằng cơm. anh chị có thể chia sẻ môi trường làm việc của coder, dev, … đúng nghĩa là như thế nào không ? e cảm ơn !
Áp lực thời gian trong lập trình?
Mình thấy có vẻ liên quan lên share cho bạn coi thử.
Tùy công ty thôi, không thể lấy một cty nào đó ra làm chuẩn chung được, nhưng mà nghe qua thì có vẻ như cách làm việc nó không hay cho lắm
Nói riêng phần QC thì từ lúc là junior thỉnh thoảng mình cũng có làm QC, tức là test app/web thì cũng không làm việc kiểu như vậy
Đọc hiểu testcase, đưa ra đánh giá mức độ khó dễ mà deal thời gian với sếp rồi test, cả trễ mà có lý do hợp lý cũng không thành vấn đề, khá flex
Còn code thì ngày gõ tầm 2, tiếng là nhiều rồi, có khi 2 tuần chưa có cái gì để show
Cá nhân mình thì với những công ty lớn với quy trình chặt chẽ thường hay sẽ bị như vậy. Tức mỗi người đảm nhiệm 1 vai trò trong cỗ máy và chỉ làm cho nó chạy thôi.
Nếu bạn thấy lặp lại và thấy muốn trải nghiệm thử thách hơn, bạn có thể nói cho PM để nhận việc mới. Chứ không nên cứ ngồi chờ PM phải tự biết nhé (nếu bạn đang có suy nghĩ như vậy ) :b
Cty mình nhỏ ko có BA, SA nên nhiều việc dev phải tự làm như lựa chọn kiến trúc, thiết kế DB, thậm chí cả kiểm thử lun. :b Tuy nhiên hiệu quả ko đc bằng như việc chia vai trò rõ ràng. Như thường test các dev cty mình kiểu ko thích bug mà Thế là viết unit test cho pass CI chứ không phải viết để bắt bug -> cũng không tốt
Tùy công ty và vị trí của bạn.
Hiện tại, công việc của bạn có nhiều người làm được, nên bạn bị guồng ép để tăng năng suất.
Nếu bạn muốn thoải mái, thì bạn phải giỏi, phải liều, dấn thân vào làm các task khó, thì không ai dám thúc ép bạn, lại còn được tôn trọng và có tiếng nói.
Tuy nhiên, ở các công ty lớn thì điều này có vẻ xa xỉ, mọi thứ đã vào guồng hết rồi.
Làm như 1 cái máy mà không học được gì thì nếu là mình, mình sẽ bỏ việc