Xe chạy bằng sức gió chạy nhanh hơn gió

Giải toán lý mà ko có đáp án xong rồi để đấy hả ae :frowning:

2 Likes

Cụ thể là cơ cấu gì ?

1 Like

Mọi người đang tìm và chứng minh đáp án đó thôi.
Cái này xuất phát từ một thí nghiệm thực tế và kết luận xe chạy nhanh hơn gió nhưng có nhiều điểm không thuyết phục nên người ta chia thành 2 phe có quan điểm trái chiều.

1 Like

Như cơ cấu cánh quạt, ròng rọc…

Spoiler

Blackbird car

2 Likes

Thì vẫn cho phép thôi.
Nhưng công thức chứng minh vẫn chỉ ra là nó không thể.

1 Like

Vậy là mô hình dự đoán sai :smiley: https://phys.org/news/2010-06-wind-powered-car-faster.html

2 Likes

Không phải mô hình đúng hay sai.
Mà nhiều người đang chỉ ra phương pháp đo và xử lý số liệu nó đang có vấn đề.

Có một điều kiện bắt buộc nhưng lại khó xảy ra ở thực tế đó là vận tốc gió ở thực tế không phải hằng số.

2 Likes

Bà con muốn một mô hình “thực tế” về bài này thì mình có thể gợi ý như sau:

  • Giả sử ta có một ống kín có đường kính tiết diện 2m, được hút chân không. Chân không ở đây để triệt tiêu lực cản theo hướng ngược lại.
  • Ta đặt một chiếc xe vào trong ống ở đầu A.
  • Ta bắt đầu phun không khí vào đầu A để đẩy xe chạy về trước.
  • Vận tốc phun không khí được điều chỉnh sao cho đảm bảo rằng tốc độ phun + tốc độ khuếch tán không đổi. Có thể dùng không khí có màu để dễ quan sát.

Các điều kiện thí nghiệm ở trên hoàn toàn có thể thực hiện trên thực nghiệm (có thể giảm kích thước xe và tiết diện ống).

Nhưng mà mình thích giải quyết theo cách này hơn:

  • Giảm khối lượng và kích thước xe thành 1 hạt bụi. Gió cuốn bụi bay, cuốn tới đâu bay tới đó :kissing_closed_eyes:
3 Likes

Có vẻ bác đang hiểu sai rồi. :kissing:
Đó là ở phía trước, phía sau chứ không phải nhanh hơn.

Xét một hệ quy chiếu và hai vật. A có vận tốc tuyệt đối v_A, B có vận tốc tuyệt đối v_B chuyển động cùng phương. A sẽ nhanh hơn B nếu vận tốc tương đối của A so với B lớn hơn 0, hay v_A - v_B > 0.


Lúc mới đọc đề thì em có để ý đến cái này, nên nghĩ là không được dùng cơ cấu biến đổi chuyển động luôn. :V

Không sử dụng bất kỳ cơ cấu chuyển đổi năng lượng nào


Cơ mà nếu chơi con Blackbird để chạy thì có hơi mâu thuẫn với giả thiết không có ma sát.

Chuyển động của xe lúc này là nhờ có lực ma sát của bánh xe với mặt đường mới chạy được, hông có ma sát thì xe vẫn bị gió thổi ngược lại th. :kissing:

4 Likes

Hiện tại có một công nghệ đã được xác nhận bởi hiệp hội xe cánh bườm Mỹ là chạy bằng sức gió nhưng chạy nhanh hơn gió.

Theo thông tin được đưa ra thì xe có thể đạt tới tốc độ gấp 2 lần tốc độ gió.
https://www.researchgate.net/publication/276175512_Analysis_of_Down-Wind_Propeller_Vehicle

5 Likes

À, vui chút thôi mà, xin đừng hiểu nhầm ý mình. Mình chỉ “lái gió” chơi dùa cho vui chứ hổng bàn về vật lý, vì hiểu rằng trong vật lý thì phải như bạn nói mới đúng.

Trong cuộc sống, cụ thể là đua xe hoặc chạy thi, có phải là vận động viên “ở phía trước” sẽ nhận huy chương vàng, vận động viên phía sau nhận huy chương bạc? Cho dù lúc đó với các thiết bị tiên tiến, người ta đo được vận tốc 2 vận động viên đang bằng nhau thời điểm cán đích :smiley:

Còn về cái việc bữa trước mình cho rằng (không rõ ở đâu) là xe chạy bằng sức gió sẽ không thể nhanh hơn gió bởi vì đó là gió theo mình hiểu kiểu đẩy thông thường như thuyền buồm. Hôm nay đọc về Blackbird mới thấy hóa ra chả phải đơn giản như vậy, họ dùng sức gió tạo ra điện, như vậy là cái xe chạy bằng gió nhưng nhanh hơn gió là có thể.

Từ đó, người ta sẽ mở rộng vấn đề: trong tương lai, liệu con người có khả năng vượt tốc độ ánh sáng khi tạo ra được cỗ máy dùng năng lượng từ ánh sáng?

1 Like

Cái link video thứ 2 là dùng hoàn toàn cơ cấu cơ khí để đạt tốc độ nhanh hơn gió. Họ phân tích về truyền động và vận tốc tương đối các kiểu.
Họ có nói về lý thuyết thì vận tốc có thể tăng tới vô cùng theo cách này. Tuy nhiên không ai nói về lực cản không khí khi vận tốc đạt quá lớn cả. Do đó mình nghĩ việc vượt qua tốc độ ánh sáng cũng sẽ bị một dạng “lực cản” nào đó. Không hẳn là không thể đạt được nhưng nó có thể là rào cản khó có thể vượt qua.

5 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?