Tư vấn về Lập trình trong Điện-điện tử, Ngôn ngữ lập trình đầu tiên và Chọn mua laptop

Chào mọi người, chuyện là em mới thi đại học xong ngày hôm qua, dự định sẽ theo ngành điện điện tử, trước giờ cũng có tìm hiểu về lập trình nên cũng thích lập trình lắm ạ.

Trước hết là em đã bỏ ra rất nhiều t.gian tìm kiếm thông tin rồi nhưng thật sự thì chưa có topic nào trả lời đủ và sát với thắc mắc của em nên hôm nay mới phải đăng một topic mới như này ạ.


*** Thứ nhất là về [Lập trình trong Điện-điện tử]:

Em đã search trên forum rất nhiều bài và rất cảm ơn anh Duong_Act đã reply rất hay trong topic: Quy trình học ngành điện tử
–> sau khi đọc bài trên thì em xác định là mình thích cái khâu Lập trình C, lập trình vi xử lý, lập trình vi điều khiển. Ngoài ra theo mấy anh chị đang học thì cũng có người theo làm thiên về lập trình trong điện điện tử.

Rồi tới phần câu hỏi đây ạ:

[1] Có thể ra làm về mảng nào vừa điện điện tử vừa lập trình được không ạ, tại em thấy mấy ngành nó giao nhau nhiều lắm, chắc cũng có người làm như v phải không ạ?

[2] Có anh chị nào ở đây tương tự như em cho em xin vài lời khuyên và tư vấn được không ạ?

*** Thứ hai là [Chọn ngôn ngữ lập trình đầu tiên]:

Phần này chắc không phải nói nữa, em đã tìm và đã tìm thấy rất nhiều bài viết không chỉ trên daynhauhoc mà còn trên các trang khác rất đầy đủ thông tin chứ không hề thiếu.
Nhưng lý do em vẫn hỏi ở đây là như thế này:

[1] Qua quá trình tìm hiểu thì đa số ở Việt Nam mn đều khuyên chọn C và Pascal, đa số thôi nha =)
Nhưng tại sao trên các trang nước ngoài gần như không ai khuyên dùng Pascal mà lại chọn Python và C, nhất là Python trong khoảng t.gian gần đây? Vậy tại sao lại có sự khác nhau như vậy ạ?

[2] Ngành em theo học thì chắc chắn sẽ có học C và C++ vậy chắc đa số mn sẽ khuyên em nên học C luôn đi cho rồi :slight_smile: Nhưng số là em lại lỡ theo Python được chút chút rồi, so sánh giữa Python và C thì em thấy em học Python dễ hiểu và thấy dễ chịu hơn vì em mới làm quen thôi sợ khó quá lại nản ạ :smiley: .

=> vậy kết lại là học Python có ích gì không ạ? Có thể dùng nó làm ngôn ngữ để mình làm quen với lập trình? Hay sau này vẫn dùng được khi viết các chương trình nhỏ không cần lắm về tốc độ hay sửa chữa khi làm ạ?

*** Giờ mới đến cái thứ ba [Chọn mua laptop]:

Cái này vẫn vậy, em đã tìm nhiều nguồn lm và ns thật thì càng tìm càng rối, gần như mọi topic đều gắn liền với hàng dài các cấu hình, loại chip, rồi ram rồi màn hình rồi … ect. Khổ nỗi em không hiểu gì hết ạ :cry: Ngoài ra vì thị trường máy tính thay đổi nhanh lắm nên sợ đến hôm nay thì không giống thời điểm của mấy năm ngoái. Vậy nên câu hỏi của em đây ạ:

—> Có thể tư vấn giúp em là khi chọn laptop cho việc học lập trình và điên-điện tử (ý là sẽ dính tới phần cứng nhiều) thì cần những TIÊU CHÍ nào là xài được ạ, giá thì khoảng mười mấy th, chắc không trên 15tr nổi đâu ạ.
—> có thể cho em một cái link nào giải nghĩa dễ hiểu mấy con số trên không ạ, em càng tìm thì nó càng ra nhiều nguồn em rối quá :cry:


Rồi, em xin hết ạ, thật sự rất xin lỗi mn vì câu hỏi hơi dài nhưng em đã cố gắng trình bày thật dễ nhìn rồi ạ =)) Với lại mong admin đừng lock topic em, em thật sự đã tìm hiểu kỹ lắm mà vẫn chưa được nên mới phải lập topic mới thế này ạ.

Cảm ơn mn nhiều lắm ạ!

This post was flagged by the community and is temporarily hidden.

2 Likes

[1] Có 3 ngành trong điện tử luôn đi kèm với lập trình :

  • Tự động hóa (hay điện tự động hóa ): Ngành này chủ đạo lập trình các hệ thống tự động, cánh tay robot trong công nghiệp.
  • Điện tử công nghiệp : gần giống tự động hóa nhưng nghiêng về vi điều khiển, nhúng.
  • Lập trình nhúng : lập trình các hệ thống nhúng, vi điều khiển.

[2] Ngôn ngữ em học đầu tiên và thứ 2 trong ngành điện tử là assembly (ASM) và C. Đây là cái bắt buộc phải học. ASM em chỉ học qua thôi, còn chủ đạo là C và sau đó là các ngôn ngữ khác như FBD,LATD,STL,VHDL… Còn lại em có thể tìm tự hiểu thêm về các ngôn ngữ khác.

[3] Mua lap :
Em hãy mua con nào khủng nhất có thể. Có thể chậm hơn vài tháng nhưng được con lap ngon sau này đỡ ân hận :smiley: Đừng ham hố ổ cứng nhiều GB, hãy đầu tư SSD. Bởi vì :

  • EM còn dùng nó một thời gian rất dài về sau.
  • Nó cần card đồ họa tương đối để em có thể chạy các chương trình thiết kế phần cứng, CAD.
  • Cần RAM và CPU mạnh để chạy các chương trình mô phỏng.
5 Likes

Đa phần là lập trình nhúng, tuy nhiên cũng có nhiều cách để bạn vừa kết hợp giữ Điện - Điện tử và lập trình, rông ra là giữ Điện - Điện tử và Công nghệ thông tin.

ví dụ một cảm biến trong mấy lạnh tích hợp công nghệ nhận dạng chuyển động để điều chỉnh hướng gió, nhiệt độ kết hợp cùng 1 máy tính nhỏ để có thể điều chỉnh đọ sáng của phòng, đóng/ mở rèm…

Java và C/C++ sẽ là những trợ thủ đặc lực cho bạn.

Tuỳ vào nhu cầu làm việc mà chọn, theo mình có lẽ công việc của bạn không cần nhiều tới đồ hoạ, vậy nên vài chú ý sau sẽ hữu ích với bạn:

vRAM: 2 thống số quang trọng nhất là lượng RAM tối đa máy hỗ trợ và tốc độ bus ( 1333Mhz/1600Mhz/2133Mhz). Cuối cùng là khe cắm ram ( tuyệt đối tránh ra loại RAM hàn chết trên bo mạch chủ hoạc chỉ có 1 khe cắm RAM duy nhất, chúng nếu không là khó nâng cấp thì hiệu suất cũng không cao, 2 kênh RAM sẽ tối ưu hơn 1 kênh RAM)

CPU: xung nhịu thông thường (chưa turbo boost), số nhân và khả năng hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng hay không. Nên chọn những dòng chip mới sau này ( hiện tại là những dòng I5, I7 Gen 6th xây trên nền kiến trúc Skylake)

Ổ cứng: ưu tiên ổ SSD thay cho ổ HDD truyền thống.

Bàn phím: độ nảy vừa phải, hành trình phím dài, thao tác thuận tay nhất là được

Màn hình: code nhiều nhìn nhiều, màn hình là thứ rất quan trong, chú ý xem 1 số tuỳ chọn như màn hình led, có tấm nền ISP hay không, màn hình có tính năng chống chói, chống loá mắt hay tuỳ chọn lọc màu xanh hay không.

Tổng thể: máy nặng hay nhẹ, kim loại nguyên khối hay nhựa, carbon… khuyên bạn không nên chọn dòng máy nhựa mạ kim loại, vì dùng 1 thời gian sẽ dễ bị bong tróc

:slight_smile:

4 Likes

Wow thanks mọi người nhiều lm lm =))) ns thật chứ ngồi type câu trả lời dài v chắc cũng mệt lm, em cảm ơn mn nhiều lm ạ, để em đọc hết rồi có gì chưa hiểu sẽ hỏi liền :smiley:

Mà em có một câu hỏi nữa, em hiện đã đậu đại học Việt Đức (VGU), không biết có ai nghe nói đến trường này chưa nhưng giữa điện-điện tử hệ chính quy của Bách Khoa TPHCM và cũng ngành đó ở trường này thì nên chọn đâu ạ?

Ns v th chứ chưa chắc em đậu nổi BK TPHCM :)) em thì định sẽ vào VGU vì có bằng Đức và học được thêm kĩ năng mềm và Tiếng Anh nữa. Không biết mn nghĩ như thế nào ạ?

Anh Dương ơi cho em hỏi vậy điện tử công nghiệp sao nó giống giống vs cả 2 ngành kia hả anh. Mấy cái này tại thật sự em cũng chưa rành nó như thế nào, chắc để vào học rồi sẽ quyết định mình theo hướng nào. À mà như vậy thì theo anh em nên học thẳng C luôn hay học Python để làm quen trước ạ? tại em tính tự học trước trong dịp hè này rãnh lắm anh ạ. :smiley:

Anh Giang ơi cho em hỏi về mấy cái ạ: 2 lỗ cắm Ram nếu hỏi nhân viên bán họ hiểu không anh? Hành trình phím dài là sao v anh? tấm nền ISP và lọc màu xanh để làm gì v ạ? Anh thông cảm tại em mù ba cái này lắm, nhỏ lớn chưa tiếp xúc nhiều =))

Cảm ơn bạn nhiều nha, mấy từ GPU HDMI VGA chắc để mình google tìm hiểu thêm, chưa rành mấy cái này :smiley:

Các ngành điện tử đều có gốc giống nhau mà. Nó giống như thằng trung gian của 2 thằng kia.

Ngôn ngữ C là ngôn ngữ em “bắt buộc phải học”. Và có có vài tín chỉ môn này. Và sẽ phải làm khá nhiều đồ án ( là các sản phẩm chạy được ) có sử dụng ngôn ngữ C.
Còn Python thì a chưa thấy có môn này. Và thực sự thì a cũng chưa biết nó được ứng dụng vào mảng nào trong điện tử nữa. Có thể nó sẽ xuất hiện ở mảng nhúng cao cấp. Nhưng theo a em nên học C trước vì dù gì em cũng vẫn phải đương đầu với nó trước.

2 Likes

Nếu em chưa có máy tính thì mua ngay đi, nếu nhà em gần trường thì khuyên là nên ráp pc, còn không thì mua con lap nào mạnh nhất có thể. Ngôn ngữ thì c sau này sẽ là c++ và assem. Câu 1 thì hoàn toàn có thể nhé. Điện điện tử có nhiều chuyên ngành, chuyên ngành nào cũng có thể kiếm ra nhiều tiền nên em cứ tập trung học cho tốt chuyên ngành của mình đã

1 Like

2 posts were split to a new topic: Có nên mua chromebook không?

[Lập trình trong Điện-điện tử]
Tìm tài liệu về lập trình nhúng cơ bản học trước đi, nếu là học đại học thì qua học ké điện điện tử hoặc điện tử viễn thông năm 1 là oke
[Chọn ngôn ngữ lập trình đầu tiên]
Học C, C là quá dễ hiểu rồi @@, nó hướng thủ tục, nền tảng cho những gì học sau này, hàm, cú pháp dễ hiểu :thinking:
[Chọn mua laptop]
T không hiểu vì sao mọi người lại hỏi câu hỏi này cơ @@, trong các web bán hàng đều có tab cho mọi người chọn @@ thấy con nào ngon nhất trong tầm giá mà phang. còn muốn lựa chọn kĩ hơn nữa thì lên youtube, có vài kênh có review laptop rất hay Đây là một kênh mình hay theo dõi, b tự tìm các kênh khác nhé.
Tư vấn con mình cảm thấy ngon nhất dưới 15 củ Asus X510UA i5 8250U còn cố thêm được 1 chút thì hốt con này Asus X510UQ i5 8250U đây là tìm theo giá điện máy xanh, các nơi khác có thể chênh nhau 1 2 trăm ngàn

1 Like

Anh cho em hỏi chút! em đang muốn theo hướng lập trình nhúng vi điều khiển vậy hướng này có phải biết về thiết kế mạch điện tử và phần cứng nhiều không! em là dân thuần công nghệ phần mềm chuyển sang vi điều khiển thấy hơi bỡ ngỡ chỉ có C là thạo chút :)))

[1]
Mảng lập trình bên điện tử dùng thì a có thể kể là hướng nhúng, xử lý và thiết kế.
Hướng thiết kế thì dùng họ ngôn ngữ HDL để thiết kế vi mạch
Hướng xử lý thì dùng ngôn ngữ c, Python… dùng để xử lý âm thanh, hình ảnh,…
Hướng nhúng thì đặc thù là assemly và c.
Mảng công nghiệp thì anh gì đó ở trên có nhắc đến.
[2]
Python người ta nói là ngôn ngữ của tương lai nhưng anh nghĩ đó là ko thiên về vi điều khiển. Python dễ học nhưng nó ko giúp để hiểu sâu về cấu trúc vi điều khiển (hiểu sâu về vi điều khiển là điều quan trọng trong lập trình cho nó).
2 ngôn ngữ căn bản và áp dụng làm việc cho vi điều khiển nói chung là asm và c. Asm khó, cồng kềnh còn c thì ít phức tạp hơn. Nhưng vì nó gần với vi điều khiển nên người ta dùng
[3]
Anh ko có ý kiến

lập trình c dùng win hay linux hay cả 2 cũng như nhau

A post was split to a new topic: Học lập trình để viết chương trình cho vi xử lý nên bắt đầu từ đâu?

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?