Dành cho những newbie hỏi những câu hỏi "Có nên học ở trường này, trường kia"

Mấy năm gần đây trên diễn đàn mình có rất nhiều câu hỏi kiểu như mình đã đề cập trên tiêu đề. Nhưng vì cảm thấy câu hỏi quá ngớ ngẩn nên chẳng buồn trả lời. Nhưng nghĩ cho cùng thì đó cũng là do các bạn còn trẻ, chưa có kinh nghiệm, nên đặt những câu hỏi như thế âu cũng là chuyện thường.
Nhớ lại thuở mới vào DNH mình cũng hỏi những câu hỏi ngô nghê về cài đặt phần mềm, những lỗi vặt lúc code. Rồi lúc quá trình phỏng vấn như nào (Mình cũng có chia sẻ ở đây).

Là một thành viên kỳ cựu của DNH, gắn bó với DNH từ những ngày còn chập chững vào nghề. Cũng được truyền cảm hứng về nghề qua một cuốn sách về C mà một người anh trên diễn đàn đã chia sẽ và cuốn sách đó đã đặt nền móng rất chắc cho sự nghiệp của mình sau này. Mình cảm thấy rất biết ơn các tiền bối ở đây đã góp phần cho sự nghiệp mà mình cảm thấy như hiện tại là khá viên mãn. Nên hôm nay mình cảm thấy có trách nhiệm chia sẽ về câu chuyện cũng như cách nhìn của mình để các em thông qua đó có thể học hỏi ít nhiều. Như mình đã từng vậy.

Mình là một đứa xuất phát từ ngành Y, đã mạnh dạn bỏ học bất chấp tất cả những lời khuyên của những người mình xin tư vấn để đi theo tiếng gọi của ngành IT. Lúc đó mình không lên bất cứ đâu để hỏi là mình có nên học trường này trường kia hay không, mà tự hỏi bản thân là mình có đủ năng lực để học trường này hay không. Tại sao các bạn lại ko đặt câu hỏi cho bản thân mình trước mà lại đi hỏi trước này tốt, trường kia xấu. Tất nhiên học trường tốt sẽ chắp cánh cho sự nghiệp của chúng ta, nhưng điều kiện là bạn phải đủ năng lực, đủ sự cầu tiến. Và khi bạn đã đủ những phẩm chất đó rồi, ko trường học nào có thể cản bước chân thành công của các bạn. Lúc đó tôi đã chọn FPT Polytechnique, một trường cao đẳng về IT. Trong ngôi trường này, tôi đã chứng kiến những học sinh chăm chỉ, dù đầu vào không tốt, nhưng vẫn ra trường và có việc làm tốt. Song song với đó là có những bạn học mấy năm cũng không ra được. Cùng một môi trường mà hai kết quả, chẳng phải do bản thân các bạn sao. Và trong nghành IT, phẩm chất quan trọng nhất là các bạn phải biết cách tự học. Trường học chỉ là một phần định hướng ban đầu cho các bạn thôi.

Lời cuối, tôi khuyên rằng nếu các bạn cảm thấy mình không đủ năng lực cho ngành này. Hãy mạnh dạn đi làm những nghề như sửa xe, thợ thủ công, xây dựng, làm bánh, pha đồ uống, hoặc bất kỳ nghề gì mà bạn thích. Đừng vì ba mẹ, bà hàng xóm nói là học cái này ra làm ngon, con ông kia học cái kia giờ lương nghìn đô. Nếu bạn không thích thì chẳng thế thành công và happy trong công việc đâu. Mỗi người sinh ra đều có thế mạnh riêng của mình, các bạn đừng bị bó buộc bởi những định kiến của xã hội, của những gì mà nhà trường dạy chúng ta. Chỉ cần theo đuổi những thứ bạn yêu thích (không vi phạm đạo đức) và hết mình với nó thì các bạn nhất định sẽ thành công.

16 Likes

Hoan hô! Mình thích topic này vì mình cũng tham gia mấy cái topic kia đến mòn cả móng tay rồi.

Mình xin diễn tả lại đoạn trên cô đọng hơn, chôm của một triệu phú đô la người Nhật, làm salesman cho một trong những cty bán hàng theo trực tiếp (VN hay gọi là đa cấp) hàng đầu thế giới:

Hỏi: Vì sao con chim dám đậu trên cây cổ thụ chết khô?
Đáp: Vì nó vững tin vào đôi cánh của nó.

14 Likes

Thầy mình năm nay 50 tuổi có bằng tiến sĩ, thầy bảo: giỏi hay dốt đừng đổ lỗi cho trường, cho thầy cô. Thầy xác nhận lúc thầy học đại học, thạc sĩ hồi còn trẻ, những gì thầy cô đã nói cho đến bây bây giờ chẳng nhớ gì cả, những gì đọng lại trong đầu là kiến thức do chính mình tự đọc sách rồi nhận ra, kiến thức có được do chủ động tự tìm tòi học hỏi, nghiên cứu, thử nghiệm chỉ có chết mới quên được thôi.

7 Likes

Cảm ơn cậu về bài viết nha! :smile:

Tớ đôi khi cũng nản khi cứ lặp đi lặp lại những lời giải thích tương tự nhau cho những câu hỏi kiểu này. Cho dù tớ khá thông cảm với các bạn ấy, nhưng hẳn nhiên câu hỏi kiểu này không hề tốt cho cả người hỏi lẫn người trả lời.
Tớ đồng ý với những suy nghĩ của cậu. Rất hi vọng bài viết này của cậu sẽ giúp những bạn có câu hỏi tương tự trong tương lai.
Tớ sẽ pin bài viết này một thời gian, để giúp mọi người dễ tiếp cận bài viết này nha! :smile:

8 Likes

Định kỳ mỗi năm đến kỳ thi THPT quốc gia đều có những câu hỏi tư vấn chọn trường. Mình chia sẻ thật, các bạn có buồn mình cũng chịu, chả làm được gì nhau.

Đến sát mốc đăng ký tuyển sinh mới post hỏi định hướng nghề nghiệp là quá muộn, đáng lẽ cấp 2 là lúc phải tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội rồi chứ. Các bạn đừng có tư tưởng: Trường X top 10 Việt Nam && Top 100 Châu Á; Trường Y Top 100 Việt Nam && top 500 Châu Á ⟹ học trường X lương cao hơn Y; hoặc kiểu suy nghĩ chỉ cần cầm 500 triệu quăng cho trường, phó mặc cho trường muốn làm gì làm, chờ 4 năm lấy bằng tự khắc có lương nghìn đô với lập luận "Bỏ ra 500 triệu, 1 tỉ đi học suốt 4 năm cuộc đời chẳng lẽ lương không được 20 triệu.

Các bạn post trên forum rồi thì chắc chắc cũng đã post hỏi trên facebook, comment dạo hỏi trong tiktok, youtube, … với tâm lý post bài lên đó chờ người vào trả lời trong khi search google thì không tìm, bất kỳ ai làm web cũng muốn SEO top 1 google cả dù có rõ khái niệm SEO hay không nên mình chưa thấy cái gì mà tìm google không ra, nếu biết cách search có khi thông tin cá nhân một người còn tìm ra (mình nói khả năng tìm kiếm của những câu hỏi đại trà như này, các em đừng vào bắt bẻ).
Nếu các bạn hỏi: “lên đại học, sáng nên ăn cơm mẹ nấu, ăn hoa quả hay cánh gà chiên, khoai tây lắc phô mai vỉa hè” thì chỉ có 1 đáp án. Còn hỏi “trường X với Y em nên học trường nào” thì làm sao những người trên đây trả lời được? Lý do:

  • Không ai học hết tất cả các trường ở Việt Nam để so sánh, mỗi người chỉ học 1 trường thôi.
  • Nếu review được thì thông tin có còn đảm bảo chính xác không? vì khi ra trường rồi có ai quay về lại trường cũ để cập nhật thông tin xem trường mới xây thêm phòng nào, mở thêm khoa gì, trưởng khoa mới là ai không?

Vần đề nằm ở chính bạn, bạn cần phải tự tìm hiểu, tự “hấp thụ” thông tin, kiến thức từ nhiều nguồn, tối nằm ngủ đặt tay lên trán tự tổng hợp, phân tích rồi tự ra quyết định cuộc đời. Quyết định cho chính bản thân mình còn làm không được thì học IT xong làm sao đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề của khách hàng. Nhỡ trên này có người bảo “Vào trường X học đi em”, các bạn nghe theo học không được rồi lên đây tạo topic đổ thừa à.

Vậy làm sao biết biết có hợp với ngành với trường không? Lên mạng search chương trình đào tạo của trường đó, tìm ngẫu nhiên một quyển sách liên quan đến môn sắp học xem hiểu được bao nhiêu %, vào các kho tài liệu, thư viện của web trường xem thử tài liệu hiểu được bao nhiêu %, lấy tên giảng viên + công nghệ || môn học search google, youtube xem có hiểu gì không, tìm thử một tutorial hiện thực những keyword đã tìm được trong sách xem thử rồi cảm nhận. Nếu dùng đủ mọi cách mà chả hiểu nổi một tí tẹo nào cả, cảm giác như công nghệ sao hỏa nghĩa là không hợp rồi vì lên đại học cũng tự học mà thôi.

8 Likes

Theo như kết quả từ một cuộc khảo 12535 người đang học javascript thì phần lớn kiến thức đều do tự học, tỉ lệ chỉ học trực tiếp tại lớp học khá thấp. Các cuộc khảo sát về các ngôn ngữ khác của stackoverflow với số lượng người tham gia đông đảo hơn vẫn cho kết quả tương tự.

Nguồn: https://2021.stateofjs.com/en-US/resources

6 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?