Các project open source kiếm tiền từ đâu?

hi ! Em xin phép có 2 câu hỏi ạ :

  1. Có framework nào phiên bản trả phí không hay tất cả đều free ?
  2. Các phần mềm open source kiếm tiền từ đâu ?

===> theo em hiểu thì có 3 lý do :

  1. dùng tiền trợ cấp của chính phủ hoặc các tổ chức cực lớn, các công ty cực giàu (không có gì ngoài tiền) VD : redhat, Microsoft, google … hay chính phủ Mỹ trợ cấp hàng tháng hàng triệu đô cũng không vấn đề gì. Nhận tiền từ việc donate của các cá nhân trên toàn thế giới, mỗi người một ít.

  2. các project open source được phát triển từ các bác dev code vì đam mê, không cần tiền.

  3. Các công ty lớn cung cấp các mã nguồn mở để thế giới phụ thuộc vào nền tảng của mình và kinh doanh các dịch vụ khác ( thuyết âm mưu ). Microsoft có .NET Core là phiên bản open source với mục đích muốn nhiều người dùng hơn, khi nhiều Project được code bằng .NET core thì phải dùng các dịch vụ khác của Microsoft như azure. Facebook, google cũng vậy, muốn giành sự phụ thuộc về phía mình hơn.

Mong được mọi người khai sáng.

3 Likes
  1. opensource không có nghĩa chỉ là các framework, có thể là thư viện hoặc cái gì đó khác nữa
  • 2.1 Giàu không đồng nghĩa với ngu
  • 2.2 Đúng là có những người làm vì đam mê và đóng góp cho cộng đồng
  • 2.3 Đúng là người ta muốn tăng sự hiện diện của mình để kéo theo nhu cầu sử dụng các service khác, nhưng lấy ví dụ dùng .netcore thì phải xài azure thì sai

opensource vẫn có thể kiếm tiền từ các gói support của họ, bản free chỉ là tính năng cơ bản đáp ứng được cho một phần đối tượng người dùng
mà mã nguồn đóng vẫn có hàng free đó thôi

  • nguồn thu có thể đến từ support hoặc bản nâng cao trả phí, hầu hết những cái tên quen thuộc với dev đều free cho các tính năng cơ bản và tính phí cho những nhu cầu cao hơn. Ví dụ: Red hat, nginx, mariadb, mysql, các thư viện lập trình
  • nếu làm vì đam mê, mở hết thì nguồn thu có thể đến từ việc donate
  • một số opensource là project sử dụng nội bộ, sau đó được public ra ngoài cho mọi người sử dụng và contribute. vì họ làm để họ sử dụng nên cũng chả cần nguồn thu
14 Likes

Nói chung thì họ luôn có 1 nguồn khác để kiếm $ hoặc kiếm “lợi nhuận” dưới dạng khác không phải dạng $ (niềm vui, danh tiếng, data,…)

Cái họ opensource chỉ là cái phụ có cũng được không có cũng không sao, nếu cần thì khai tử; có thể chỉ opensource phần core, mượn cộng đồng để phát triển phần core ổn định hơn.

1.Có framework nào phiên bản trả phí không hay tất cả đều free ?

  • Trả phí cho phần cao cấp hoặc Free hoàn toàn.

2.Các phần mềm open source kiếm tiền từ đâu ?

  • Với cá nhân thì có thể họ kiếm tiền từ donate; kiếm danh tiếng để có profile đẹp dễ offer lương; làm vì đam mê.

  • Với tổ chức thì họ lấy data để phát triển cái khác; bán bản cao cấp, bán phần mở rộng cho cái core; thu hút nhân lực.

10 Likes

Hà Mã Tím đáng yêu nghĩ nếu như những dòng code, thuật toán chúng ta viết ra mà không dùng tới/không tạo được sản phẩm phái sinh từ nó để phát hành ra cộng đồng thì nên opensource nó với một mô tả rõ ràng.

Vì nếu code hay viết ra mà giữ private chỉ để thủ d** tinh thần thì cũng vô dụng, không hữu ích bằng code dở nhưng có người dùng hhh :yum: :yum: :yum: :yum: :yum:

Nói ngắn gọn là code chỉ hữu ích khi được public (dạng opensource hoặc dạng sản phẩm).
Ngược lại thì chỉ là draft (rác).

5 Likes

Trước hết là danh tiếng, dễ tìm việc ví dụ thực tế từ trường hợp của nhà phát triển Vue.js. Nhờ dự án này mà anh ấy được mời vào làm việc tại Meteor - trước khi tách ra vận hành riêng dự án Vue.js, và đó là lúc nói đến tiền donate. Có đến 27 công ty trả 500$ hàng tháng để đảm bảo dự án luôn được vận hành, thậm chí mốc 2k$/tháng cũng có 2 công ty.

10 Likes

Những người có đầu óc siêu thị đó thật xứng đáng được donate mạnh như thế, để đầu óc anh ấy được thoải mái và có lực để build cái khác :innocent: :stuck_out_tongue_winking_eye: :stuck_out_tongue_winking_eye:

8 Likes

Sau một thời gian tìm hiểu thì em tổng hợp lại các project open source kiếm tiền từ:

  1. mở lớp dạy học: tạo ra framework miễn phí => nhiều người dùng => nhu cầu học tăng => dạy online điển hình là vueJS có bán khóa học. User sẽ nghĩ: thôi thì học trực tiếp từ VueJS sẽ tốt hơn học học trên udemy, youtube.

  2. Bán tool hỗ trợ để code, VD Studio 3T là tool thu phí để quản lý mongoDB (Không biết Studio 3T có chia lợi nhuận lại cho mongoDB không nữa, hoặc những framework có phần mềm dạng standard alone kiểu như prisma studio hay bootstrap studio - bootstrap thì miễn phí, còn bootstrap studio thì không …).

  3. Kiếm từ bằng cách cấp chứng chỉ, thi chứng chỉ vueJS, Spring boot chi phí cũng khá cao.

  4. Linux thì Open source nhưng một số distro của redHat, distro openSUSE chỉ cần gọi điện thoại và trả phí sẽ có nhân viên support.

  5. Kiếm tiền bằng cách bán IDE, VD .NET có thể code bằng VSCode nhưng muốn code mượt, có nhiều tính năng thì dùng Visual studio mà visual studio lại có bản enterprise phải mua license.

  6. Cho thuê cloud: đây là cách kiếm tiền phổ biến nhất từ opensource.

  • Wordpress là opensource nhưng hosting thì không, mà người dùng wordpress đa số không thích code nên trả tiền để wordpress tự quản lý hosting cho tiện.
  • MongoDB là open source, thuê host ở AWS, azure, GGL đều tốn phí, vậy trả tiền trực tiếp cho nhà phát hành luôn.
  • Một runtime mới JS là deno cũng tương tự, deno thì open source nhưng dev code xong muốn deploy code thì để deno lo.
  • Visual code tích hợp luôn cả azure, dev code xong tự ấn build là tự deploy lên web server, có cả tùy chọn build thành docker, …

Còn MariaDB lên sàn nasdaq rồi nhưng em vẫn chưa biết nó kinh doanh kiểu gì.

2 Likes

Bạn đang nấu chung một nồi lẩu thập cẩm nên mình thử thay cụm từ “phần mềm nguồn mở” bằng “phần mềm nguồn đóng” đọc lên cũng không thấy gì khác nhau cả, người đọc không thấy đó là sự trục trặc nào :smiley:

Bạn phải chỉ ra được trong cái “hệ sinh thái” nguồn mở đó, người kiếm tiền đang tham gia ở khía cạnh nào, vai trò nào, là người kiếm tiền trực tiếp hay gián tiếp, họ có đóng góp (code, hỗ trợ khác core/ cộng đồng, tài chính) cho nguồn mở đó hay chỉ tải về dùng mà thôi.

Một phần mềm open source nhỏ xíu thì không nói nhưng nó là một phần mềm lớn hoặc nó không phải dạng phần mềm sử dụng cho người dùng cuối mà là sản phẩm dạng công cụ/ chuyên dụng đặc biệt hoặc nó là phần mềm kiểu Wikipedia… thì cách kiếm tiền ở mỗi vai trò cũng khác nhau. Có phần mềm nguồn mở người làm ra không nhằm kiếm tiền hoặc bất cứ gì liên quan trực tiếp đến kiếm tiền, mà họ làm ra để cho đối thủ cạnh tranh phải vất vả chẳng hạn, còn họ kiếm tiền từ thứ khác.

Đó là chưa kể bạn không nói rõ giới hạn project open source là gì nên có thể người ta đang hiểu có thể đi ra ngoài địa hạt phần mềm. Bây giờ open source cả trong phần cứng, và trong lĩnh vực tri thức khoa học và gì đó nữa mình còn chưa… hỏi ChatGPT.

2 Likes

Mình đang chơi 1 trò chơi mã nguồn mở, có thể đóng góp và chờ được phê duyệt trên github, nhưng nó vẫn được bán với giá vài trăm ngàn trên Steam và AppStore, tác giả vẫn có bản miễn phí (ủng hộ tùy ý) trên trang web chính thức; bản cho Android là miễn phí.
Tất cả các bản này chức năng không có gì khác nhau, cùng một bản dựng, trò chơi có thể kết nối qua các máy chủ riêng biệt (không qua Steam) của những người khác tạo thông qua mã nguồn mở của trò chơi. Tất cả bản mod đều có thể tự do tạo trên github để tải về nạp vào trò chơi.

1 Like
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?